SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Rừng ở Đắk Lắk bị “băm nát” hàng trăm hecta: Ai đã tiếp tay cho lâm tặc?

07:29, 14/04/2022
Tnh trạng phá rừng đang xảy ra hết sức nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên, điển hình là vụ phá gần 400ha rừng tại Tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Được biết, tổng diện tích rừng bị tàn phá ở Tiểu khu 205 do UBND xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) bảo vệ, quản lý lên đến khoảng 382ha.

Biết lâm tặc phá rừng nhưng không dám báo vì sợ trả thù

Khu vực này đang được Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê tiến hành khảo sát hiện trạng để lập dự án trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng, trồng cây ăn trái, cây nông nghiệp. Khi khảo sát, doanh nghiệp này cũng thỏa thuận hỗ trợ tiền trông coi, bảo vệ rừng với tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng và hiện đã chuyển hơn 1,3 tỷ đồng. Thế nhưng, rừng vẫn bị lâm tặc ngang nhiên khai thác trái phép. 

1

 Lực lượng chức năng kiểm tra diện tích rừng bị phá tại Tiểu khu 205 xã Ya Tờ Mốt.

Ông Vũ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt cho biết: “Diện tích rừng bị phá trái phép này xảy ra tại Tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt. Tiểu khu này có diện tích 953,7 ha, trước đây được huyện giao cho 4 nhóm hộ nhận quản lý, bảo vệ rừng nhưng những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng của các nhóm hộ này không hiệu quả nên năm 2020, UBND huyện Ea Súp thu hồi giao về cho UBND xã quản lý.

Trong 4 năm gần đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng Ban Mê xin chủ trương khảo sát để làm dự án trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp này đang trong quá trình khảo sát thì xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng này”.

Anh Nguyễn Văn L. ở thôn 10, xã Ya Tờ Mốt cho hay: “Thời điểm lâm tặc cắt cây rừng tôi đều biết, vì lâm tặc sử dụng cưa máy nên ngồi ở nhà nghe rất rõ tiếng cưa. Nhưng lâm tặc thường cưa cây rừng vào ban đêm, khoảng 7 - 8 giờ tối trở đi, xảy ra khoảng 15 ngày gần đây nhưng không dám báo lực lượng chức năng và chủ rừng, vì sợ bị trả thù…”. Được biết, gia đình nhà anh L. ở gần khu vực rừng bị tàn phá chỉ vài trăm mét.

Ngoài anh L., anh Lê Minh T. - một người thanh niên tự giới thiệu là cháu của Giám đốc Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê, có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng biết vụ việc.

Anh T. cho biết: “Trong thời gian ở đây, tôi có nghe tiếng cưa máy cắt rừng vào ban đêm nhưng không dám ra kiểm tra mà chỉ điện thoại báo cho Giám đốc Công ty Đất Vàng Ban Mê mà thôi. Còn ai phá rừng và phá để làm gì thì tôi không biết”.

2

 Hàng ngàn cây rừng có đường kính từ 5cm đến trên 20 cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang.

Đủ lý do biện hộ

Cuối năm 2021, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành công văn yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Và trước đó, cũng đã có một đoàn công tác của Tổng cục Lâm nghiệp theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến kiểm tra thực tế công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Đắk Lắk. Vậy mà việc phá rừng vẫn diễn ra liên tục, thậm chí là ngày càng trầm trọng hơn.

Theo lãnh đạo xã Ya Tờ Mốt, nhiều lần xã nhận được tin báo của Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê - đơn vị bảo vệ rừng, nhưng các tin báo này đều là các vụ phá rừng nhỏ lẻ. Khi chính quyền địa phương đến hiện trường do không thấy các đối tượng phá rừng nên ra về. Đối với sự việc phá hơn 382ha rừng, khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng thấy có bảo vệ công ty chốt ở gần hiện trường, nhưng không ai báo cho xã về vụ phá rừng này.

Lãnh đạo Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê thì cho rằng diện tích hơn 382ha rừng bị phá bao gồm phần diện tích rừng trước đây bị phá một phần. Bên cạnh đó, rừng ở đây chủ yếu cây nhỏ, các đối tượng phá vào một hai đêm mưa, đường xa, lực lượng xã bán chuyên trách nên không thể phát hiện kịp thời. 

Còn lãnh đạo Hạt kiểm lâm Ea Súp cho biết thời điểm rừng bị phá, có 13/17 cán bộ nhân viên cùng bị mắc Covid-19 nên không đủ nhân lực để quản lý, lâm tặc lợi dụng thời điểm này thực hiện hành vi phá rừng.

Để phá một diện tích lớn rừng như xã Ya Tờ Mốt, chắc chắn không phải là hành động diễn ra lén lút trong một vài ngày mà thời gian sẽ kéo dài và với quy mô lớn. Thế nhưng từ chính quyền địa phương đến đơn vị được giao quản lý rừng đều nói "không biết", trong khi người dân lại nghe rõ tiếng cưa máy thì thật kỳ lạ.

Liệu có hay không việc biết nhưng giả vờ "điếc” hay có một bàn tay thế lực lớn nào đó đứng sau bao che để lâm tặc ngang nhiên lộng hành, chặt phá rừng một cách "thần tốc" như vậy? 

Hiện Công an tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sự việc.

Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk thì cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra phá rừng trái pháp luật mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Trong đó, đặc biệt làm rõ có hay không việc tiếp tay, bao che cho đối tượng thực hiện hành vi phá rừng trái phép.

Thanh Hải

Tin khác

Pháp luật 14 giờ trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bloomberg, một thẩm phán tại San Francisco đã đưa ra phán quyết Apple phải đối diện với một vụ kiện tố cáo công ty về sự cẩu thả trong việc đối phó với nguy cơ theo dõi tiềm ẩn do các thiết bị AirTag gây ra.