SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Review phim: Lỗ hổng lớn trong bản quyền phim ảnh

08:07, 11/04/2021
(SHTT) - Thời gian qua, việc đọc lại toàn bộ nội dung phim đang là cách mà nhiều nhà sáng tạo nội dung dùng để kiếm tiền. Tuy nhiên đây chính là một hình thức vi phạm bản quyền tinh vi.

Hàng ngày, lướt Facebook, một trong số những điều mọi người dễ gặp ắt hẳn là giọng đọc chuẩn mác “chị Google” cùng nội dung quen thuộc: “Xin chào các bạn, lại là abc đây, hôm nay chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một bộ phim...”. Dưới mỗi video dạng như vậy là hàng ngàn lượt cảm xúc, hàng trăm bình luận đa chiều về bộ phim vừa bị đem ra mổ xẻ. Và đây chính là trào lưu review phim bằng những clip có độ dài khoảng trên dưới 5 phút với chất lượng khá tệ.

Chia sẻ về trào lưu này, người sáng lập chuyên trang đánh giá phim Cuồng Phim – Ông Ngô Thanh Phong cho biết: “Có ba dạng video về phim gồm teaser, trailer và review. Teaser là video thông báo về sự xuất hiện của phim với mục đích gây tò mò, phấn khích chứ không có nội dung. Trailer là dạng video giới thiệu nội dung chính của phim, gây kích thích khiến mọi người muốn xem. Trong khi đó, video review là đánh giá chủ quan của người xem sau khi thưởng thức phim. Người review sẽ nói về những yếu tố chính làm nên một bộ phim như kịch bản, diễn xuất, cảnh quay…”.

clip-review-phim-hinh-thuc-vi-pham-ban-quyen-tinh-vi-093336

 Review phim: Lỗ hổng lớn trong bản quyền phim ảnh

Việc xem những clip này khiến khán giả vô tình “ăn” phải spoil nội dung và giảm đi mong muốn đến rạp xem. Như vậy, những nội dung video tự nhận là review phim trên thực chất là kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều này khiến người xem không cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn cho các đơn vị làm phim.

Ngoài kể trước nội dung phim, những nội dung này còn pha thêm những tình huống bên ngoài để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút lượt xem.

Theo bà Phạm Thiên Trang, biên kịch tại TP.HCM, việc này là xuyên tạc nội dung tác phẩm. "Việc này khiến nội dung của sản phẩm dẫn bị đánh giá sai lệch", bà Trang cho biết.

Trong khi đó, đạo diễn Tuấn Kiệt, Giám đốc sản xuất tại Kites Entertaiment cũng cho hay những nội dung review phim núp bóng trên có thể khiến khán giả thất vọng về toàn bộ nội dung phim, gây tổn thất cho nhà sản xuất.

"Vì tác giả clip thuật lại câu chuyện phim theo lối diễn giải đơn điệu, xoá sổ hoàn toàn vai trò tác giả của biên kịch và đạo diễn khiến khán giả không còn hứng thú với nội dung phim. Họ sẽ không ra rạp nữa", ông Kiệt nói thêm.

Quan trọng nhất là những cảnh trong video được cắt từ bộ phim đầy đủ mà không mua bản quyền và quyền sử dụng của những người làm ra bộ phim.

"Với các bên sở hữu như nhà sản xuất phim, ekip làm phim, đạo diễn, nhóm nhà phát hành phim, các nhà tài trợ... thì hình thức này đúng nghĩa là một dạng spoil phim, vi phạm bản quyền nghiêm trọng", ông Kiệt phân tích.

Là đơn vị sở hữu các nội dung bản quyền, và với 7 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp nội dung có trả phí, Truyền hình FPT lên tiếng: “Chúng tôi cho rằng đây là hình thức biến tướng, bắt theo xu thế xem các video dạng ngắn của digital và mạng xã hội. Đây là xu hướng mới nhưng cũng có nhiều vấn đề bất cập cần xem xét như: Sử dụng các nội dung một cách bất hợp pháp và không có bản quyền chính thức; Tiết lộ nội dung của bộ phim (spoil phim) ảnh hưởng đến việc tiếp cận người xem của ngành phát hành phim; Định hướng sai lệch cho khán giả Việt trong thói quen thưởng thức phim đặc biệt khi tiếp cận các phim bản quyền; Làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất phim trong nước và nước ngoài; Gây mất uy tín ngành kinh doanh dịch vụ VOD tại Việt Nam trong mắt đối tác quốc tế, khiến khó tiếp cận các thị trường nước ngoài.

Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng, nếu hình thức này được các đơn vị chủ sở hữu bản quyền nội dung thực hiện hợp lý thì đây có thể coi là một phương án quảng bá, tiếp cận người xem rất tốt và hợp xu thế mới".

Như vậy có thể thấy sự mập mờ giữa review phim và vi phạm bản quyền đang tạo lỗ hổng lớn cho nhiều người kiếm tiền từ việc đọc lại toàn bộ nội dung phim.

Hà Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Liên kết hữu ích