SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 06/10/2024
  • Click để copy

Ra mắt Trung tâm Bản quyền số: Ngăn chặn tình trạng đánh cắp bản quyền

07:08, 15/12/2020
(SHTT) - Trung tâm Bảo vệ bản quyền số trực thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đã chính thức ra mắt chiều ngày 14/12, tại Hà Nội.

Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm nói chung và tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật nói riêng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng mà còn cả nguồn thu nhập của những tổ chức, cá nhân sở hữu tác phẩm. 

Có một thực tế là hoạt động sao chép, đánh cắp bản quyền tác giả đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn. Theo thống kê của Trung tâm đo kiểm PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT), chỉ trong 2 tháng cuối năm 2020 đã phát sinh mới 66 trang web vi phạm bản quyền trên lãnh thổ Việt Nam. 

Thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Hội Truyền thông số Việt Nam, ngày 24/7/2020, Chủ tịch VDCA đã ban hành Quyết định số 15 về việc thành lập Trung tâm bản quyền số, là trung tâm khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc VDCA.

ra mat trung tam ban quyen so

Ra mắt Trung tâm Bản quyền số: Ngăn chặn tình trạng đánh cắp bản quyền 

Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ về bản quyền nội dung số, truyền thông số và công nghệ số. Trung tâm đã được Bộ KH&CN cấp giấy phép hoạt động KH&CN số A2269 ngày 18/8/2020. Trung tâm bản quyền số có giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng. Giám đốc là ông Hoàng Đình Trung.

Giới thiệu về Trung tâm Bản quyền số, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng cho biết Trung tâm có 2 nhiệm vụ chính: Thứ nhất là Bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí xuất bản, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các lĩnh vực công nghệ số; Thứ hai là khai thác bản quyền số nhằm mục đích phổ biến các tác phẩm số nhiều hơn tới các đối tượng, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung.

Để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả, Trung tâm Bản quyền số có các giải pháp công nghệ giúp cho các đối tác có sản phẩm cần bảo vệ có thể theo dõi tình trạng của sản phẩm theo thời gian thực, xem tác phẩm của mình có bị vi phạm không và bị vi phạm bao nhiêu phần trăm. Công cụ này sẽ đưa ra các cảnh báo, từ đó giúp đối tác tiến hành ngăn chặn việc vi phạm. Ngoài ra, Trung tâm cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng giám sát và bảo vệ bản quyền.

Trung tâm Bản quyền số hiện sở hữu nhiều giải pháp công nghệ giúp theo dõi thực trạng bảo vệ bản quyền theo thời gian thực. Trong trường hợp bản quyền của người đăng ký bị xâm phạm, Trung tâm sẽ có phản ứng nhằm hỗ trợ việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bản quyền. 

Để làm được điều đó, đội ngũ phát triển công nghệ của Trung tâm Bản quyền số đã sử dụng Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí (Video Digital Right Management - DCC VDRM) và Hệ thống lắng nghe, dò quét, phát hiện, cảnh báo vi phạm bản quyền báo chí, âm nhạc, ấn bản điện tử (DCC Watcher). 

Trong đó, Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí là sự kết hợp của các công nghệ mã hóa và xác thực hợp lệ giúp chống download và reup nội dung video.

 Với DCC Watcher, hệ thống này được phát triển từ bộ lõi các công nghệ gồm kỹ thuật thu thập, lắng nghe, dò quét thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội, kỹ thuật lưu trữ, phân tích mô hình hóa, đối chiếu dữ liệu, công nghệ AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khả năng tích hợp đấu nối các cơ sở dữ liệu tác quyền của những đơn vị đối tác. 

Hiện tại, Trung tâm Bản quyền số có thể giúp theo dõi, giám sát bản quyền trên 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook, YouTube, xa hơn nữa sẽ là các mạng xã hội khác trong tương lai. 

Theo đại diện Trung tâm Bản quyền số, phạm vi lắng nghe, dò quét của đơn vị này là khoảng 600 đầu báo, forum, blog, 90 triệu profile Facebook, 2 triệu trang fanpage và 3 triệu group trên mạng xã hội. 

Vui mừng trước sự ra đời của Trung Tâm Bản quyền số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng đây sẽ là một bước tiến mới trong việc bảo vệ bản quyền số trên môi trường mạng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ TTTT và Hội truyền thông số Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra một không gian mạng quốc gia lành mạnh, công bằng.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Tài sản sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị kinh tế bền vững. Việc thương mại hóa các tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa giá trị sản phẩm sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giao thương, mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng hiệu có mối quan hệ mật thiết với việc lựa chọn tên pháp nhân, đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu. Trường hợp HABECO yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại tên pháp nhân và website của Công ty TNHH Bia tươi Hà Nội Thái Nguyên là một ví dụ tiêu biểu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Để các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đi sâu vào thực tiễn, ngày 27/9, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại TP. Cần Thơ.
Giải trí 1 tuần trước
(SHTT) - Một bài đăng gây xôn xao trên Pann vào ngày 22/9/2024 đã liệt kê một danh sách dài các cáo buộc đạo nhạc được cho là nhắm vào các nghệ sĩ của HYBE, khiến dư luận nghi ngờ về tính độc đáo của các sản phẩm âm nhạc đến từ công ty này.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - The Pokémon Company cho biết họ đã giành chiến thắng trong vụ kiện vi phạm bản quyền liên quan đến trò chơi di động Pocket Monster Reissue, một tựa game sử dụng trái phép nhiều nhân vật Pokémon như Pikachu, Ash Ketchum, Charmeleon và Oshawott.