SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Quyền sở hữu trí tuệ là gì và vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp?

11:42, 05/10/2019
(SHTT) - Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, bảo đảm những sản phẩm sáng tạo, quyền lợi và giá trị vô hình của doanh nghiệp, cá nhân.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

quyen so huu tri tue

 

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:

Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

Vai trò của tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với các doanh nghiệp là gì?

Chia sẻ với PV Sở hữu trí tuệ, GS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Khi quyền SHTT được bảo hộ pháp lý và người tiêu dùng có nhu cầu về các loại sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ SHTT thì khi đó SHTT sẽ trở thành một tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược SHTT đi kèm với chiến lược phát triển của doanh nghiệp; coi SHTT là công cụ đi theo để hỗ trợ và thúc đẩy cho sự phát triển của doannh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp xây dựng chiến lược SHTT đi kèm chiến lược marketing, chiến lược dịch vụ nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, cụ thể sáng chế làm tăng giá trị sản phẩm, nhãn hiệu góp phần thúc đẩy marketing, bán hàng, quảng cáo sản phẩm, v.v…

SHTT có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp thông qua chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT mà những sản phẩm, dịch vụ đó có thể nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. SHTT có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt của nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính. Đối với việc bán, sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp thì tài sản trí tuệ có thể nâng cao đáng kể giá trị của doanh nghiệp và đôi khi đó chính là tài sản quan trọng và có giá trị nhất. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp".

mai ha 7

 GS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngoài ra, ông Mai Hà cũng cho biết thêm: "Hiện nay, Việt Nam không phải là nước duy nhất gặp phải vấn nạn vi phạm quyền SHTT mà nó xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Vấn nạn vi phạm quyền SHTT làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp như ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển sáng tạo, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kế hoạch phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.

Nhưng, hiện nay việc xử lý vấn nạn vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam chưa nghiêm, chậm trễ, các cơ quan thực thi bị chồng chéo, tiền xử phạt thấp (tối đa 500 triệu đồng) nên chưa mang tính răn đe cao. Vì vậy, Việt Nam muốn đẩy lùi vấn nạn này cần phải có cơ chế chính sách hợp lý và hiệu quả như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, hệ thống các cơ quan thực thi cần tập trung, chuyển đổi việc xử lý vi phạm từ biện pháp xử lý hành chính sang biện pháp dân sự (qua Tòa án). Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT nhằm nâng cao nhận thức của người dân tránh xâm phạm quyền SHTT đã được bảo hộ của người khác, như tổ chức các hội thảo/tọa đàm, các khóa đào tạo ngắn hạn, phát ấn phẩm và tờ rơi, v.v…..".

Hương Mi

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.