SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Quy trình đăng ký sáng chế quốc tế theo Luật sở hữu trí tuệ

12:51, 05/06/2020
(SHTT) - Quy trình đăng ký sáng chế quốc tế cần đúng theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành vì nó là thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích đối với thành quả lao động, sáng tạo của mình tại các nước sở tại trên thế giới.

Tại sao cần đăng ký sáng chế quốc tế?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Trong thời bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam trong việc đăng ký sáng chế ra nước ngoài cũng như cho người nước ngoài đăng ký sáng chế vào Việt Nam. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến đăng ký sáng quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích và quyền hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế.

dang ky sang che quoc te 1

 

Hỗ trợ đăng ký sáng chế quốc tế

Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về việc hỗ trợ đăng ký quốc tế đối với sáng chế cho các cá nhân, cụ thể như sau:

(i) Đối tượng được hỗ trợ:

Các cá nhân Việt Nam là chủ đơn có giải pháp kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu bảo hộ sáng chế;

- Có khả năng áp dụng vào thực tiễn các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Chưa được hỗ trợ kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước để đăng ký sáng chế quốc tế;

- Đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2019 đến hết ngày 15/5/2020.

(ii) Nội dung hỗ trợ:

- Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục, quy định chung và các tài liệu để nộp đơn đăng ký quốc tế đối với sáng chế;

- Hiệu chỉnh bản mô tả cho phù hợp khi nộp đơn ở pha quốc tế và dịch Bản mô tả sang tiếng Anh;

- Chuẩn bị các loại tài liệu, điền thông tin tờ khai theo quy định;

- Phí đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam;

- Nộp đơn đăng ký sáng chế theo hình thức nộp đơn PCT ở pha quốc tế.

(iii) Kinh phí hỗ trợ:

Hỗ trợ 70% tổng kinh phí thực hiện việc nộp đơn đăng ký sáng chế theo hình thức nộp đơn PCT ở pha quốc tế (tối đa 60 triệu đồng/giải pháp). Phần kinh phí còn lại các cá nhân tham gia chịu trách nhiệm đối ứng.

Quy trình đăng ký sáng chế quốc tế

Nộp đơn trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris

Theo cách này, chủ sở hữu sáng chế sẽ lựa chọn nộp đơn trước tiên tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn đăng ký và bảo hộ để hưởng quyền ưu tiên của ngày nộp đơn sớm nhất (ưu tiên nộp tại Việt Nam đầu tiên), sau đó trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, tiến hành thủ tục nộp đơn tại các quốc gia còn lại.

Đơn sẽ được xử lý theo quy định riêng biệt của từng quốc gia.

Nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam

Đối với các quốc gia mà chủ sở hữu sáng chế(SC)cần đăng ký là thành viên của Hiệp ước sáng chế (PCT) thì ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp theo công ước Paris, chủ sở hữu SC có thể lựa chọn hình thức nộp đơn sáng chế quốc tế theo hiệp ước này.

Theo hình thức này, chủ sở hữu SC sẽ lựa chọn nộp đơn tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn bảo hộ sau đó tiến hành thủ tục nộp đơn sáng chế quốc tế và chỉ định vào các quốc gia còn lại.

Tiêu chí

Công ước Paris

Hiệp ước PCT

–   Thời hạn nộp đơn (là thời gian tính từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày cuối cùng được phép nộp đơn vào nước thành viên khác mà vẫn được hưởng ngày nộp đơn theo đơn đầu tiên.

12 tháng

Ví dụ: Nộp tại Việt Nam ngày 01/07/2013 thì hạn cuối cùng nộp tại các nước còn lại là 01/07/2014

30-31 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên

–   Thẩm định hình thức của đơn

Theo luật các quốc gia

Theo quy trình tiếp nhận và thẩm định đơn PCT (quy trình  chi tiết được đề cập như trong Bảng dưới đây)

Quy trình tiếp nhận và thẩm định đơn PCT (trong trường hợp nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam)

Giai đoạn

Công việc

Nộp đơn quốc gia

 Đơn sáng chế được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tra cứu quốc tế

Đơn có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu

Công bố đơn

Sau khi nhận đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam được công bố trên công báo của PCT (PCT Gazette)

Thẩm định sơ bộ quốc tế

Đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn PCT có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không

Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia

Hết thời hạn từ 30-31 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, Chủ sở hữu SC cần phải tiến hành các thủ tục riêng rẽ về yêu cầu nộp đơn tại các nước cần bảo hộ. Sau đó, đơn này sẽ được xét nghiệm theo Quy định của từng nước.

Về tiêu chuẩn bảo hộ:

Để có thể bảo hộ thì một Sáng chế phải đáp ứng đủ ba yêu cầu sau: Có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tài liệu, hồ sơ cần thiết để nộp đơn đăng ký Sáng chế Quốc Tế:

Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt nam được làm bằng tiếng Anh 

Bản mô tả 

Yêu cầu bảo hộ 

Các tài liệu có liên quan

Giấy ủy quyền

Phí nộp đơn đăng ký Sáng chế Quốc tế

Lưu ý: Phí nộp đơn, phí cấp bằng độc quyền Sáng chế phụ thuộc vào số lượng yêu cầu bảo hộ cũng như tùy thuộc vào từng Quốc gia riêng biệt mà có một mức phí cụ thể riêng.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Liên kết hữu ích