SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Quy định mới từ Bộ Y tế: Phân loại rõ sữa tươi, sữa bột

06:25, 10/08/2017
(SHTT) - Theo như quy định mới, trên thị trướng sữa sẽ chỉ còn 6 tên gọi về sữa dạng lỏng, cụ thể: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi nguyên chất tách béo, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp.
sua-tuoi-1502262141334-1502262175900

Quy định mới từ Bộ Y tế: Phân loại rõ sữa tươi, sữa bột. Ảnh: Kenh14.vn

Cụ thể, Bộ Y tế vừa ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT, thay thế QCVN 5:1-2010/BYT.

Cơ quan quản lý đã phân loại rõ ràng các nhóm sữa tươi và sữa bột pha lại, cùng với đó yêu cầu ghi tên chính xác, ràng từng loại sữa giúp người tiêu dùng dễ dàng hiểu được bản chất thực của loại sữa đó, tránh trường hợp người tiêu dùng hiểu lầm tất cả các loại sữa đều là sữa tươi. Theo đó, khái niệm sữa tiệt trùng ghi trên bao bì như hiện nay sẽ không còn.

Theo như quy định mới, trên thị trướng sữa sẽ chỉ còn 6 tên gọi về sữa dạng lỏng, cụ thể :Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi nguyên chất tách béo, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp.

Đối với nhóm sữa tươi bao gồm sữa tươi nguyên chất; sữa tươi nguyên chất tách béo; sữa tươi; sữa tươi tách béo.

Sữa tươi nguyên chất là sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung hoặc tách bớt bất kỳ thành phần nào của sữa và không bổ sung bất cứ thành phần nào khác.

Sữa tươi nguyên chất tách béo là sữa tươi nguyên chất nhưng đã được tách chất béo sữa.

Sữa tươi là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu (sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng). Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa.

Sữa tươi tách béo là sữa tươi nhưng đã tách chất béo sữa (sữa tươi nguyên liệu đã tách chất béo sữa chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng).

 Sữa hoàn nguyên theo đó được quy định cụ thể là sữa dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa. Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa. Thành phần sữa hoàn nguyên cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

Còn sữa hỗn hợp là sản phẩm được chế biến từ hỗn hợp sữa tươi nguyên liệu, các sản phẩm sữa hoặc các thành phần của sữa. Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa. Thành phần sữa hỗn hợp cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

7 năm trước, "Sữa tiệt trùng" xuất hiện xuất hiện trong văn bản QCVN 5-1:2010/BYT với tư cách là 1 trong 7 tên gọi các loại sữa dạng lỏng trên thị trường.Theo thời gian, định danh này không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường sữa.

Điều không phù hợp nằm ở chỗ, 6 khái niệm  về sữa tươi, sữa cô đặc - tức là đều phân loại theo hình thái của sản phẩm, thì tên gọi "sữa tiệt trùng" lại là sự phân loại theo công nghệ khử khuẩn.

Trong khi đó "Tiệt trùng", hay  "thanh trùng", là chỉ phương thức khử khuẩn. Cả sữa dạng lỏng hay dạng bột đều dùng đến công nghệ này.

Chính vì vậy, cách phân loại này được đánh giá là không cùng hệ quy chiếu.

Sự thay đổi này có ý nghĩa lớn đối với người tiêu dùng, bởi lâu nay mọi người vẫn nhầm lẫn là mọi sản phẩm dạng lỏng đều là sữa tươi và tương đương về giá trị dinh dưỡng. Việc phân loại qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn được loại sữa phù hợp với từng độ tuổi, nhu cầu, đồng thời còn giải quyết ổn thỏa khâu giá cả và chất lượng.

Thông tư mới quy định, việc ghi nhãn sản phẩm tuân thủ các quy định hiện hành; trên mặt chính của sản phẩm phải ghi rõ bản chất của sản phẩm theo quy định tại thông tư này. Thông tư bắt đầu có hiệu lực từ 1/3/2018.

Ngọc Hà (t/h)

Tin khác

Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.