SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 11/01/2025
  • Click để copy

Quanh tin đồn bột ngọt Meizan bị thu hồi: Cần làm rõ thông tin trên nhãn sản phẩm

09:06, 15/11/2024
Trước tin đồn bột ngọt Meizan bị thu hồi, cơ quan chức năng cùng Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương cần sớm làm rõ, minh bạch thông tin về nguồn gốc và nhãn của sản phẩm.

Những ngày qua người tiêu dùng đang hoang mang vì thông tin nhãn sản phẩm bột ngọt Meizan không minh bạch nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và thậm chí còn bị gỡ trưng bày tại nhiều siêu thị với lý do “thông tin sản phẩm có vấn đề”.

Cụ thể, bao bì sản phẩm bột ngọt Meizan không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được đóng gói mà chỉ có thông tin: Đóng gói tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương tại địa chỉ: Lô C20a-3, đường số 14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Trả lời Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, Công ty Nam Dương cho biết: Hiện chưa có kết luận vi phạm liên quan đến sản phẩm bột ngọt Meizan từ phía cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Theo đó, Công ty Nam Dương cho biết bột ngọt Meizan không phải là sản phẩm sang chiết từ một nguồn gốc mà là sản phẩm được phối trộn, đóng gói từ nhiều nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính ngạch đến từ các nhà sản xuất tại Malaysia, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Tất cả các nguồn cung cấp đều có xuất xứ rõ ràng, hồ sơ chứng từ minh bạch, hợp lệ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam.

bot ngot

 Bột ngọt Meizan thiếu nhiều thông tin cần thiết trên nhãn để minh bạch nguồn gốc sản phẩm.

Việc phối trộn và đóng gói sản phẩm bột ngọt Meizan được thực hiện tại nhà máy đạt các chứng nhận uy tín về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội. Quy trình phối trộn giúp tối ưu các đặc tính của sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký của Công ty Nam Dương.

“Chúng tôi cần làm rõ sản phẩm bột ngọt Meizan là sản phẩm phối trộn chứ không phải là sang chiết”, Công ty Nam Dương cho biết.

Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về việc đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, vì nếu nhập từ các nhà cung cấp khác nhau để trộn lẫn, sau đó đóng gói và bán cho khách hàng, vậy thì làm sao để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng vẫn còn hạn sử dụng? 

Hiện chưa có quy định nào phân biệt giữa sản phẩm được phối trộn và sản phẩm sang chiết. Trong khi đó, Điều 7 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN quy định hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Như vậy nếu bột ngọt Meizan được phối trộn từ nhiều loại bột ngọt khác nhau thì phải lấy ngày sản xuất của bột ngọt nào để ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm cuối cùng mang nhãn hiệu Meizan? 

Công ty Nam Dương cho biết việc ghi nhãn hàng hoá của sản phẩm bột ngọt Meizan tuân thủ quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021, đảm bảo cung cấp thông tin sản phẩm chính xác, rõ ràng và phù hợp với yêu cầu.

Khoản 6, Điều 12, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định rõ: Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép. (Điều 12: Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa) 

Khoản 3 Điều 14, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa quy định: Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc. (Điều 14: Ngày sản xuất, hạn sử dụng) 

Như vậy, một sản phẩm được nhập khẩu và phối trộn vẫn phải thực hiện các quy định về ghi nhãn hàng hóa gồm tất cả tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất mà Công ty Nam Dương nhập hàng về. Tuy nhiên, trên bao bì của bột ngọt Meizan hiện không ghi tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi phối trộn và đóng gói thành nhãn hiệu Meizan.  

Được biết, trên thị trường giá trung bình của bột ngọt Trung Quốc khi nhập về Việt Nam được bán khoảng 840.000 đồng/bao 25kg, tương đương khoảng 34.000 đồng/kg, nếu nhập số lượng lớn thì sẽ rẻ hơn nhiều. Trong khi đó, các sản phẩm bột ngọt được san chia, phối trộn lại được bán lên đến hơn 60.000/kg tùy theo loại.  

Chính vì vậy, việc minh bạch các thông tin về nhãn hàng hóa sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn chính xác những sản phẩm chất lượng, uy tín, xứng đáng với số tiền bỏ ra.  

Tân Nguyên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Đội QLTT số 17 phối hợp với Đội 7-PC03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bao bì gói sẵn có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu, gồm xúc xích, kẹo và các sản phẩm từ thịt động vật….
Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Sau những tranh luận trái chiều và áp lực chỉ trích thời gian qua, mới đây, Gemini Hùng Huỳnh đã một lần nữa khẳng định MV 'Chẳng thể nhắm mắt' của anh không đạo nhái 'Standing Next To You" của Jungkook BTS.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế – ma túy, Công an huyện Đức Hòa, tạm giữ trên 2.000 sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
. ..