SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Quảng Bình: Thu giữ hơn 15.000 sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu

15:56, 25/11/2021
(SHTT) - Mới đây, lực lượng liên ngành tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra một phương tiện chở hàng lưu thông trên địa bàn và phát hiện hơn 15.000 sản phẩm dầu gội, sữa tắm, phấn rôm có dấu hiệu nhập lậu và giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thông tin từ Cục QLTT tỉnh Quảng Bình cho biết,  ngày 21/11/2021, Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Quảng Bình đón dừng phương tiện vận tải là xe ô tô đầu kéo BKS số 92H-006.05, rơ moóc BKS số 92R-008.72 do ông Phạm Văn Đoàn sinh năm 1977 có địa chỉ tại Tổ 8A, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng điều khiển đang di chuyển theo hướng Bắc – Nam để tiến hành kiểm tra theo thủ tục hành chính.

IMG_2350.JPG

 

Quá trình khám xét phương tiện, Đội QLTT số 5 phát hiện trên xe có vận chuyển một số hàng hóa vi phạm gồm: 3.570 chai dầu gội nhãn hiệu Rejoice; 3.105 chai dầu gội nhãn hiệu Head & Shoulders; 696 chai sữa tắm nhãn hiệu Cathy Choo; 9.600 chai phấn rôm nhãn hiệu Johnson’s. Tổng số lượng hàng hóa trên 15.000 sản phẩm.

Toàn bộ số hàng hóa nêu trên được sản xuất tại Thái Lan, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra. Trị giá hàng hóa ước tính gần 750.000.000 đồng.

IMG_2375.JPG

 

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 đã ban hành Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếngQuy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CPKhoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:

Mức phạt tiền Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật Trường hợp thu lợi bất hợp pháp
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Dưới 3.000.000 đồng Dưới 5.000.000 đồng
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng trở lên(không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.

Bên cạnh đó, quy định tại điều 214 của Luật sở hữu trí tuệ nêu rõ:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
  • Buộc tiêu huỷ, phân phối, đưa vào sử dụng (bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sản xuất) không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Xử phạt hình sự hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Linh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, sản phẩm sữa dinh dưỡng Samilait Gain 4 do Công ty CPDD miền Bắc HASOVI sản xuất có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật trên bao bì của sản phẩm, gây bức xúc cho người tiêu dùng. Tuy vậy đến hiện tại sản phẩm này vẫn được quảng cáo và bán trên trang web https://hadofood.com.vn/.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).