SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Quận Tây Hồ: Những kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện chương trình OCOP

07:13, 07/10/2022
(SHTT) - Sau giai đoạn 2018 - 2022 triển khai chương trình 'Mỗi phường một sản phẩm", quận Tây Hồ (TP Hà Nội) đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Sáng ngày 4/10/2022, UBND quận – Ban chỉ đạo Chương trình mỗi Phường một sản phẩm tổ chức hội nghị tổng kết 03 năm thực hiện chương trình “Mỗi phường một sản phẩm” – OCOP trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2018 – 2022.

Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội; đồng chí Hoàng Tuấn Anh – Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng ban Chỉ đạo OCOP; các đồng chí là Ủy viên Thường vụ Quận ủy, Trưởng các phòng, ban ngành, đoàn thể của quận; các đồng chí là lãnh đạo các Phường và các nghệ nhân tại các phường trên địa bàn quận.

Báo cáo tổng kết tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Việt Cường – Trưởng phòng Kinh tế cho biết: Hiện nay 03 phường Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An đã được UBND thành phố Hà Nội quyết định công nhận “Làng nghề truyền thống” và thương hiệu của 03 sản phẩm “Hoa đào Nhật Tân”, “Xôi Phú Thượng” và “Chè Sen Quảng An” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc gia hạn cho các sản phẩm. Trong thời gian tới, các sản phẩm đã được bảo hộ định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm “Du lịch OCOP” cấp Thành phố.

untitled

Đồng chí Nguyễn Việt Cường – Trưởng phòng Kinh tế quận Tây Hồ báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện chương trình 'Mỗi phường một sản phẩm' trên địa bàn quận Tây Hồ

Trong giai đoạn 2018 – 2021, quận Tây Hồ đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 03 sản phẩm OCOP cấp Quận (3*) và 14 sản phẩm cấp thành phố (4*); có 08 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình, trong đó 05 chủ thể đã hoàn thiện hồ sơ được đánh giá, phân hạng sản phẩm, 03 chủ thể đang lập hồ sơ chờ đánh giá năm 2022; đào tạo, tập huấn 100% (15 người) cán bộ quản lý Chương trình OCOP quận, phường nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai thực hiện Chương trình và 100% (15 người) các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp kiến thức chuyên môn về sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, UBND quận cũng phối hợp với các Sở ngành hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đơn vị tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại các sự kiện do thành phố tổ chức; tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có sản phẩm lợi thế từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, hình ảnh trên thị trường, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân trên địa bàn quận…

Tham gia phát biểu tham luận tại Hội nghị, đại biểu các phường trên địa bàn đều thống nhất mong muốn trong thời gian sắp tới, UBND quận Tây Hồ và các cơ quan, ban ngành liên quan cần tăng cường hơn nữa  việc thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của OCOP để từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và động lực cho nền kinh tế địa phương phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế.

Cùng với đó, các vị đại biểu cũng đề xuất chính quyền cần phải xây dựng được hệ thống các chuỗi nhà hàng, địa điểm liên kết để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, quảng bá phát triển hơn nữa thương hiệu của làng nghề. Bên cạnh đó là hỗ trợ để tăng cường liên kết sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất thân thiện với môi trường góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương theo hướng sinh thái.

nvchi

Đồng chí Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội phát biểu tại hội nghị 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội ghi nhận Quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức triển khai bài bản Chương trình mỗi Phường một sản phẩm – Hội nghị tổng kết này nhằm khẳng định kết quả đạt được của quận trong thời gian qua.

Đồng chí cho biết: sản phẩm OCOP là sản phẩm của cộng đồng, kết tinh những giá trị văn hóa, lịch sử, trong đó những sản phẩm OCOP của quận Tây Hồ rất tinh xảo. Quận Tây Hồ có phố đi bộ Trịnh Công Sơn – đây sẽ là nơi hội tụ, điểm đến và điểm đi của các sản phẩm OCOP trong cả nước. Vì vậy, quận cần xác định lợi thế của từng phường, kết nối du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các sản phẩm OCOP, phấn đấu để quận Tây Hồ là thủ phủ của OCOP để các chủ thể OCOP kết nối với Tây Hồ. Đồng chí cũng hy vọng rằng chương trình chuyển đổi số do Thành phố thực hiện sẽ tích cực hỗ trợ cho các chủ thể OCOP của Tây Hồ nói riêng và các quận/huyện trên địa bàn thành phố để Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 thực sự phát triển.

Hải An

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.