SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Quản lý thị trường: Chống xâm phạm sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ chính

09:58, 25/10/2021
(SHTT) - Giai đoạn từ nay đến 2030, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ là nhiệm vụ chính, trọng tâm của toàn lực lượng quản lý thị trường (QLTT). Làm được điều này, việc nâng cao năng lực của cơ quan QLTT là điều kiện tiên quyết.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính”, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trường Tổng cục QLTT nhận định, QLTT là lực lượng nòng cốt của Chính phủ trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bằng biện pháp hành chính.

Trong suốt quá trình hoạt động, QLTT có ba nhiệm vụ chính: chống buôn lậu; chống gian lận thương mại và chống hàng giả và vi phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các nhiệm vụ, không chỉ QLTT mà các lực lượng khác cũng gặp không ít khó khăn. Bởi, mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT rất là rộng, biểu hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh, ở nhiều chủng loại mặt hàng và hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.

quan ly thi truong

 Quản lý thị trường: Chống xâm phạm sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ chính

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giả về nhãn hiệu, thương hiệu; giả về chất lượng, đo lường… diễn ra phổ biến ở mặt hàng xăng dầu, phân bón. Do vậy, để giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp làm ăn chân chính, giai đoạn từ nay đến 2030, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT sẽ là nhiệm vụ chính, trọng tâm của toàn lực lượng. Làm được điều này, việc nâng cao năng lực của cơ quan QLTT là điều kiện tiên quyết.

Theo bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra (Bộ Khoa học và Công nghệ), xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông quan nền tảng số sẽ trở thành hình thức phổ biến trong giai đoạn tới. Không chỉ vậy, các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ chuyển biến nhanh so với trước đây, với những thủ đoanh, tinh vi, khó lường và rất phức tạp.

Đáng chú ý, hiện nay 95% các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý bằng biện pháp vi phạm hành chính. Tuy vậy, bà cho rằng nhiều ý kiến cho rằng, cần giảm biện pháp xử phạt bằng hành chính, chuyển sang biện pháp tư pháp để phù hợp với xu thế toàn cầu.

“Điều này phải hết sức cân nhắc bởi hiện nay, hạ tầng của chúng ta chưa đảm bảo, năng lực thực thi của các lực lượng chức năng còn hạn chế. Thêm vào đó, các chủ thể quyền cũng mong muốn giữ lại biện pháp xử phạt hành chính,” bà Nguyễn Như Quỳnh thông tin.

Hà Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.