Phương pháp xét nghiệm gộp nCoV tại Đà Nẵng được quốc tế ghi nhận
(SHTT) - Mới đây, phương án gộp mẫu xét nghiệm để tìm SARS-CoV-2 trong cộng đồng tại Đà Nẵng do nhóm các chuyên gia Việt Nam thực hiện được đăng tải trên Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ (AJTMH). Đây là tạp chí y khoa uy tín với lịch sử hoạt động trên 100 năm tại Mỹ.
Thành viên nhóm nghiên cứu gồm bác sĩ Tôn Thất Thạnh và các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, bác sĩ Đỗ Thái Hùng và các chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, tiến sĩ Lê Văn Tấn - Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (TP.HCM), tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và các chuyên gia từ Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, khoa Y Nuffield thuộc Trung tâm Y học Nhiệt đới và Sức khỏe toàn cầu của Đại học Oxford (Anh), Công ty Việt Á.
Vào tháng 8/2020, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3486/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, việc gộp mẫu xét nghiệm giúp tiếp kiệm nguồn lực, cho kết quả nhanh, giúp đẩy nhanh xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, phát hiện sớm khối lượng lớn các ca bệnh nghi ngờ, các đối tượng tiếp xúc F1 và những người nguy cơ để hạn chế tình hình lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là phương thức được nhiều nước áp dụng trong đó có CDC Hoa Kỳ.

Theo Bộ Y tế, việc gộp mẫu nhằm hỗ trợ thực hiện giám sát dịch tễ, xét nghiệm chẩn đoán mắc COVID-19 trong một/nhiều nhóm quần thể dựa trên đánh giá dịch tễ và các yếu tố nguy cơ liên quan; chẩn đoán phát hiện mắc COVID-19; đồng thời giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm; giảm thời gian xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm.
Hoạt động xét nghiệm cho cộng đồng với số lượng lớn tại Đà Nẵng, phương án gộp mẫu xét nghiệm được đề xuất triển khai trong thời gian từ ngày 8 đến 21/8/2020.
Trong thời gian đó, Đà Nẵng đã lấy mẫu dịch mũi, họng từ 96.123 người có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng bệnh và tạo ra 22.290 mẫu gộp. Mỗi nhóm chứa 2-7 mẫu bệnh phẩm.
Nếu xét nghiệm SARS-CoV-2 của nhóm mẫu cho kết quả dương tính, kỹ thuật viên sẽ thu thập từng mẫu riêng lẻ để làm xét nghiệm rRT-PCR.
Sau 24 giờ, kỹ thuật viên xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 tồn tại trong 24 nhóm với 104 mẫu bệnh phẩm. Sau khi xét nghiệm lại bằng kỹ thuật rRT-PCR, 32 mẫu được xác định dương tính.
32 cá thể dương tính với SARS-CoV-2 gồm 21 nữ và 11 nam, độ tuổi trung bình từ 14 đến 73. Các trường hợp dương tính mới không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào tại thời điểm thu thập mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, 22 người trong số này không có tiền sử tiếp xúc với ca dương tính xác định. Đặc biệt, gia đình trong nhóm mẫu gộp có đến 8 thành viên cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo nhóm nghiên cứu, thử nghiệm này hoàn thành trong vòng 14 ngày và sàng lọc được số lượng lớn người trong cộng đồng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nếu áp dụng chiến lược xét nghiệm cá nhân riêng lẻ như giai đoạn trước, Đà Nẵng cần ít nhất 64 ngày để hoàn thành sàng lọc.
Nhóm nghiên cứu kết luận so với xét nghiệm mẫu riêng lẻ, phương pháp gộp mẫu xét nghiệm không ảnh hưởng độ nhạy của PCR nhưng tiết kiệm được 77% chi phí (khoảng 1,5 triệu USD). Chiến lược này có thể được áp dụng tại khu vực thiếu sinh phẩm, tỷ lệ lưu hành bệnh thấp nhưng nhu cầu xét nghiệm cao.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng phương pháp gộp mẫu xét nghiệm để sàng lọc người dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
Tại Israel, các nhà khoa học chứng minh kết quả 184 mẫu bệnh phẩm khi xét nghiệm gộp nhóm với thực hiện riêng lẻ không có sự sai khác đáng kể. Quốc gia này cũng phát hiện 31 bệnh nhân mắc Covid-19 không có triệu chứng nhờ phương pháp nói trên. Chiến lược gộp mẫu giúp tăng công suất xét nghiệm gấp 7,3 lần, trong khi vẫn duy trì độ nhạy ở mức cao.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nếu tỷ lệ đang mắc Covid-19 trong cộng đồng dưới 10%, xét nghiệm gộp mẫu giúp tiết kiệm gần 69% năng lực xét nghiệm.
Tại Việt Nam, xét nghiệm gộp nhóm được sử dụng nhiều năm, nhằm sàng lọc các mầm bệnh trong túi máu như HIV, HBV, HBC gan...
Thái An
-
WHO: Thuốc trị sốt rét không có tác dụng chống lại bệnh dịch COVID-19
Cảnh báo: Giao dịch tiền ảo Pi, người dùng bị mất tài khoản Facebook
iPhone 2022 sẽ loại bỏ hoàn toàn 'tai thỏ'
iPhone X phát nổ trong túi quần, Apple bị kiện
-
WHO: Thuốc trị sốt rét không có tác dụng chống lại bệnh dịch COVID-19
-
Cảnh báo: Giao dịch tiền ảo Pi, người dùng bị mất tài khoản Facebook
-
iPhone 2022 sẽ loại bỏ hoàn toàn 'tai thỏ'
-
iPhone X phát nổ trong túi quần, Apple bị kiện
-
Thách thức của Việt Nam trong đổi mới sáng tạo
-
Google nghiên cứu công nghệ biến cáp quang biển thành thiết bị cảnh báo động đất
-
Phát triển thành công khẩu trang diệt hoàn toàn virus SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút
-
Ngành KH&CN đồng hành cùng cả nước chống đại dịch
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Gia đình nghèo sinh 10 con chưa ngừng vì vợ "không thể đặt vòng" tránh thai
-
Giá bitcoin hôm nay 4/3: Làn sóng gom Bitcoin đang trở lại?
-
Nguyệt Ánh hạnh phúc khoe chồng Ấn Độ: ‘Tôi thương ông xã không biết kể sao cho hết’
-
Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ, khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ là khỏe mạnh
-
Tranh cãi chuyện Trấn Thành tặng tiền cho anh Mạnh: 'Tự cho mình quyền bố thí khi người ta không cần'
-
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/3: VN-Index giảm gần 27 điểm
-
Tin tức tai nạn giao thông mới nhất, nóng nhất hôm nay 4/3/2021
-
Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 4/3/2021
-
Giá xăng dầu hôm nay 4/3: Tăng trở lại do lo ngại nguồn cung
-
Những lời chúc 8/3 dành cho mẹ hay và ý nghĩa nhất