SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 10/10/2024
  • Click để copy

Phương pháp chữa trị mới cho bệnh nhân mắc chứng hồng cầu hình liềm (SCD)

07:54, 21/05/2022
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các liệu pháp gen để chữa chứng bệnh hồng cầu hình liềm (SCD). Liệu pháp mới này có tiềm năng giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho những người mắc chứng hồng cầu hình liềm (SCD) nhưng nhìn chung vẫn rất cao.
agf

 

Trung bình một người Mỹ từ 64 tuổi trở xuống khi mắc bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) sẽ phải trả chi phí y tế tự trả cao hơn gần 4 lần so với những người không mắc bệnh ở vào khoảng 44.000 đô la dù đã có bảo hiểm y tế hỗ trợ. Theo nghiên cứu mới bởi Viện Y tế Quốc gia, các công ty bảo hiểm phải trả trung bình 1,7 triệu đô la cho mỗi người bị mắc SCD.

Phân tích chi phí chăm sóc sức khỏe, được công bố trên tạp chí Blood Advances, đã nhấn mạnh thiệt hại đáng kể về mặt tài chính  mà bệnh hồng cầu hình liềm - một tình trạng máu di truyền, gây ra cho bệnh nhân, gia đình của họ và hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Để tính toán chi phí y tế mà một người mắc chứng bệnh hồng cầu hình liềm phải chi trả, các nhà nghiên cứu đã phân tích mức bảo hiểm y tế thương mại được nộp từ năm 2007-2018 bởi 20.891 người dưới 65 tuổi sống với SCD và so sánh với 33.588 người có cùng ở độ tuổi và giới tính không mắc SCD.

Thông qua cuộc khảo sát có thể thấy: tuổi thọ trung bình của một người phụ nữ mắc chứng SCD là 51 tuổi và  50 tuổi đối với nam giới. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình trong bài đánh giá này đối với những người không bị SCD là 62 tuổi đối với phụ nữ và 60 tuổi đối với nam giới. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sống chung với căn bệnh SCD sẽ cần đến các trung tâm y tế để thăm khám, cấp cứu và đặc biệt uống nhiều thuốc hơn so với những người không mắc bệnh. Họ cũng phải tự chi trả các khoản về ý tế với mức cao hơn trung bình khoảng 1.300 đô la mỗi năm và các chi phí này sẽ đạt đỉnh khi bệnh nhân trong độ tuổi từ 13-24.

Các tác giả của bài nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự đánh giá của họ có thể bị giới hạn giới hạn bởi chỉ có một phần ba số người mắc căn bệnh SCD có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế thương mại. Chính vì vậy, chi phí chăm sóc sức khỏe có thể thay đổi và thậm chí cao hơn so với những con số trong thống kê của họ đối  với những người sử dụng Medicaid, Medicare hoặc những người không có bảo hiểm.  

Ước tính rằng những người bị SCD sẽ mất khoảng 700.000 đô la trong suốt cuộc đời của họ vì không có khả năng làm việc. SCD ảnh hưởng đến 100.000 người ở Hoa Kỳ và hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hemoglobin bình thường, một loại protein trong tế bào hồng cầu. Nếu không có đủ hemoglobin bình thường, các tế bào hồng cầu sẽ thay đổi từ các tế bào hình tròn giúp cung cấp oxy đến các mô của cơ thể thành các tế bào hình đĩa hoặc hình liềm có thể kết tụ lại với nhau và chặn dòng chảy của máu. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau dữ dội, nhiễm trùng và đột quỵ. 

Các liệu pháp hiện tại như hydroxyurea, L-glutamine, crizanlizumab và voxeletor, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của SCD. Cấy ghép máu và tủy xương được coi là liệu pháp có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng không được khuyến khích cho tất cả mọi người. 

Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu các liệu pháp gen có thể cung cấp một lựa chọn điều trị khác cho bệnh SCD. Nghiên cứu báo hiệu một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn có thể làm giảm gánh nặng về tài chính cho người bệnh nhưng nhìn chung chi phí vẫn còn khá cao. Đồng thời, cách thức tiếp cận với phương pháp mới này cũng như chi phí thực hiện sẽ được thông báo qua các cuộc trò chuyện giữa các nhà hoạch định chính sách, công ty bảo hiểm với bệnh nhân. Hiện tại, các nghiên cứu tạo ra để xác định các liệu pháp chữa bệnh SCD có thể được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng từ năm 2023-2028.

Gary H. Gibbons, M.D., Giám đốc Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI), một bộ phận của NIH, cho biết: “Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ khoa học quan trọng để giúp những người sống chung với bệnh hồng cầu hình liềm. “Tuy nhiên, những tiến bộ này phải song hành với những đổi mới có thể mở rộng để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng với dịch vụ chăm sóc thay đổi cuộc sống”.

Thu Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Nhân Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, thành phố Hà Nội đã phát động phong trào '3 thông, 4 sẵn sàng' nhằm thúc đẩy công tác chuyển đổi số trên địa bàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Giới quan sát đang háo hức chờ đợi quyết định cuối cùng của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) về việc cấp phép cho SpaceX phóng tàu vũ trụ Starship 5. Quyết định này của FAA có thể được đưa ra trong tháng 10.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo 'Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa'.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty hợp tác với Bombardier để cung cấp hình dung về máy bay phản lực thương gia do trí tuệ nhân tạo điều khiển. Tại sự kiện của Hiệp hội hàng không thương gia quốc gia tại Orlando, Florida, Embraer thông báo kế hoạch sản xuất mẫu máy bay AI tầm trung.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng việc tích hợp một 'lớp phủ' năng lượng mặt trời siêu mỏng, hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã có thể biến ốp điện thoại trở thành thiết bị phát điện mini.