SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Phương hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

16:38, 22/06/2022
(SHTT) - Sáng 22/6 tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội nghị.

 Trình bày những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Nghị quyết đã nêu rõ 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn với nhiều điểm mới để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trong trung và dài hạn.

Nghị quyết 15 thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Kết hợp nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

hoi nghi

 

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Nghị quyết tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Điểm mới của thời gian thực hiện Nghị quyết lần này là xác định mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (là thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Trước đó, các Nghị quyết chỉ xác định phạm vi thời gian trong 10 năm.

Về mục tiêu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; Trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; Hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

Về mục tiêu đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; Kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà, tiêu biểu cho cả nước; Có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định, Nghị quyết 15 đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ ngành địa phương tham luận tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng đề nghị Đảng bộ, thành phố Hà Nội phải tổ chức cho cán bộ đảng viên và nhân dân nghiên cứu học tập, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết, đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông với nhiều hình thức phong phú, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong tuyên truyền nội dung nghị quyết và kết quả thực hiện, qua đó nâng cao và thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Hà Nội trong những năm tới.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng cần huy động sức mạnh tổng hợp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thủ đô kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế xây dựng và phát triển thủ đô văn minh, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế, tạo động lực có tính dẫn dắt lan tỏa đối với vùng thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới phấn đầu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Cấp ủy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, đặc biệt là Hà Nội phải hết sức coi trọng, tập trung, quyết liệt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Ngay sau Hội nghị hôm nay phải tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án với nội dung cụ thể phân công trách nhiệm rõ ràng và lộ trình để thực hiện Nghị quyết, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra, tạo bước chuyển biến rõ rệt về sự phát triển của thủ đô, định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Hà Vy

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Tin tức 14 giờ trước
Giải bóng đá khối sở hữu trí tuệ phía Nam lần thứ 11 năm 2024 đã để lại nhiều ấn tượng với những trận tranh đấu kịch tính.
Tin tức 14 giờ trước
Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế - HueCIT (6 Lê Lợi, TP Huế) vừa tổ chức khóa đào tạo về các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực văn hóa thông qua kỹ thuật photogrammetry và VR 360 với sự hỗ trợ của chuyên gia Hàn Quốc.
Tin tức 14 giờ trước
Trong thời gian qua, các tỉnh miền Trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cộng đồng. Điều này trở thành định hướng quan trọng thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các nông sản đặc sản.
Tin tức 14 giờ trước
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lưu Hoàng Long khẳng định: “Những năm qua, ASEAN đẩy mạnh hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên, mở rộng quan hệ hợp tác đối tác”. Từ đó, ông bày tỏ kỳ vọng ASEAN trở thành khu vực sáng tạo và có sức cạnh tranh trên thế giới.