SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Phó Tổng Giám đốc WIPO: Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất ASEAN

16:51, 22/03/2023
(SHTT) - Trong nhiều năm qua, Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN luôn là đối tác thân cận của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và đã góp phần giúp Tổ chức kết nối chặt chẽ hơn với các bên liên quan trong khu vực ASEAN đang phát triển mạnh.

Mới đây, Hội nghị thường niên Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN năm 2023 và Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với việc xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ - Thách thức đối với chủ sở hữu tài sản trí tuệ các nước ASEAN” đã được diễn ra thành công tại Hà Nội.

wipo2

 

Phó Tổng Giám đốc WIPO, ông Hasan KLEIB cũng đã gửi lời chúc mừng tới ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, tân Chủ tịch của Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN. Ông Hasan KLEIB tin tưởng dưới sự lãnh đạo của tân Chủ tịch, sự hợp tác và hỗ trợ của Tổ chức đối với hệ thống sở hữu trí tuệ toàn cầu và khu vực sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

 Phó Tổng Giám đốc WIPO cũng khẳng định: Nền Công nghiệp 4.0 với đặc trưng số hoá, kết nối và tự động hóa giữa các ngành không còn là dự đoán trong tương lai, vì chính điều này đang thực sự diễn ra hàng ngày.

Theo thông tin từ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và các bên khác, nền kinh tế số đã mở rộng nhanh gấp 2,5 lần so với GDP của thế giới trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2016, đạt tổng giá trị 11,5 nghìn tỷ USD, tương đương 15,5% GDP toàn cầu. Trên thực tế, ước tính vào 2025, nền kinh tế số sẽ đạt giá trị 23 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 24% giá trị kinh tế toàn cầu. Đây chính là bức tranh toàn cảnh của kinh tế ASEAN. Các giao dịch trực tuyến ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã tăng từ 32 tỷ USD (tương đương 1,5% GDP của ASEAN) năm 2015 lên 161 tỷ USD (5,0% GDP ASEAN) năm 2021. Các chuyên gia ước tính, các giao dịch trực tuyến sẽ đạt 330 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, ông Hasan KLEIB nhấn mạnh: Trên thực tế, Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, dẫn đầu với sự bùng nổ bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Xu hướng này cũng được trình bày trong dữ liệu thống kê toàn cầu do WIPO công bố tại Báo cáo Sở hữu trí tuệ thế giới và chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu. Ông đưa ví dụ trong giai đoạn 2016-2020, các bằng sáng chế liên quan đến trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn tăng nhanh hơn 700% so với mức trung bình toàn cầu và bằng sáng chế liên quan đến điện toán đám mây và hệ thống tự động cũng tăng nhanh hơn lần lượt là 100% và 170%.

Hiện nay, đã có nhiều bài viết về sự gia tăng của dữ liệu, được coi như huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Chúng ta cũng đang nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu đối với nền kinh tế kỹ thuật số, cũng như trong các lĩnh vực thuộc nền Công nghiệp 4.0 trong những năm qua. Nhưng con người vẫn cần thời gian tìm hiểu ý nghĩa của sự phát triển này đối với sở hữu trí tuệ (SHTT), dù đã nhận thức được tầm quan trọng của chúng.

wipo

 Phó Tổng Giám đốc WIPO, ông Hasan KLEIB

Trước đó, vào tháng 9/2021, WIPO đã tổ chức Đối thoại lần thứ 4 về SHTT và Công nghệ tiên tiến, trong đó bao gồm cả Trí tuệ nhân tạo (AI). Các vấn đề thu hút sự chú ý trong lần đối thoại này là: Khung pháp lý có thể áp dụng cho dữ liệu; Nội địa hóa dữ liệu và chủ quyền dữ liệu; Quyền sở hữu dữ liệu và quyền sở hữu các thuật toán được xây dựng trên các dữ liệu đó; Tiêu chuẩn hóa giúp tăng cường tạo và thu thập dữ liệu và cho phép xử lý có tương tác; Cách tiếp cận văn hóa khác nhau đối với dữ liệu và chủ sở hữu dữ liệu duy nhất ở nhiều quốc gia và khu vực; Tầm quan trọng của việc cung cấp dữ liệu lớn vì lợi ích xã hội và kinh tế; Bảo vệ dữ liệu và mô hình kinh doanh.

Và tại Hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với việc xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ - Thách thức đối với chủ sở hữu tài sản trí tuệ các nước ASEAN” lần này, các diễn giả cũng tập trung sự quan tâm tới các chatbot trí tuệ nhân tạo như 'ChatGPT'. Những câu hỏi về quyền tác giả của AI cũng như thắc mắc liên quan tới AI với tư cách là nhà phát minh luôn được bàn luận sôi nổi.

Đặc biệt, Phó Tổng Giám đốc WIPO quan tâm tới vấn đề định giá tài sản trí tuệ, một trong những vấn đề được quan tâm tại Hội thảo. Theo ông, định giá tài sản trí tuệ (TSTT) giúp các quốc gia thiết lập hệ thống, cho phép các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà phát minh và nhà sáng tạo sử dụng TSTT của mình làm tài sản thế chấp, tạo động lực cho những nỗ lực thành công của nhà sáng chế.

 Cuối cùng, ông Hasan KLEIB đánh giá cao Hội nghị và Hội thảo của Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN năm 2023 với tầm nhìn xa về Công nghiệp 4.0 và lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Hải Hà 

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 9 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 9 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.