SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

“PHỞ ÔNG HÙNG” có nhái thương hiệu “PHỞ HÙNG” không?

06:52, 22/01/2018
(SHTT) - Trong thời gian dài, Công ty Phở Hùng phát hiện Công ty TNHH Nhà Hàng Món Huế (Nhà hàng Món Huế) có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình khi sử dụng các Dấu hiệu “Phở Ông Hùng” và “Phở Ông Hùng Chính Hiệu”.

Đường đến khởi kiện

Từ lâu, công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Phở Hùng (công ty Phở Hùng) kinh doanh dịch vụ ăn uống phở mang nhãn hiệu “Phở Hùng”, có trụ sở chính tại 288 Nguyễn Tri Phương, phường 04, quận 10, Tp.HCM, được bảo hộ độc quyền theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 147103 do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp.

Trong thời gian dài, Công ty Phở Hùng phát hiện Công ty TNHH Nhà Hàng Món Huế (Nhà hàng Món Huế) có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình khi sử dụng các Dấu hiệu “Phở Ông Hùng” và “Phở Ông Hùng Chính Hiệu”.

Sau nhiều lần Công ty Phở Hùng yêu cầu Nhà hàng Món Huế không được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu “Phở Ông Hùng” và “Phở Ông Hùng Chính Hiệu” nhưng bất thành. Vì vậy, 31/3/2015, Công ty Phở Hùng  đã yêu cầu Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ giám định “Phở Ông Hùng” và “PHỞ ÔNG HÙNG chính hiệu và hình” có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 147103 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phở Hùng hay không?

mon hue

 

27044568_10214617176285749_135800058_n

Trong thời gian dài, Công ty Phở Hùng phát hiện Công ty TNHH Nhà Hàng Món Huế sử dụng các Dấu hiệu “Phở Ông Hùng” và “Phở Ông Hùng Chính Hiệu”.

Ngày 8/4/2015, Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ kết luận giám định:

Căn cứ các thông tin có trong Hồ sơ giám định số NH122-15YC; căn cứ kết quả đánh giá Đối tượng giám định theo các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm, kết luận như sau:

- Dấu hiệu “Phở Ông Hùng” sử dụng trên facebook của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam – như được thể hiện trên Tài liệu 1 là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11 Nghị định105/2006 sửa đổi) đối với Nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 147103 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phở Hùng.

- Dấu hiệu “PHỞ ÔNG HÙNG chính hiệu và hình” sử dụng trên trang facebook, website, biển hiệu của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam- như được thể hiện trên các Tài liệu 1, Tài liệu 2, Tài liệu 3 là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11 Nghị định105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 147103 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phở Hùng.

Dù đã được Viện Khoa Học Sở Hữu Trí Tuệ kết luận giám định như vậy, nhưng Nhà Hàng Món Huế vẫn tiếp tục sử dụng Nhãn hiệu “Phở Ông Hùng” và “PHỞ ÔNG HÙNG chính hiệu và hình”. Vì thế, Công ty  Phở Hùng phải kiện Nhà Hàng Món Huế ra Tòa án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Hành trình gian nan đòi lại nhãn hiệu

Ngày 20/11/215, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Phở Hùng đã khởi kiện Công ty TNHH Nhà Hàng Món Huế với nội dung: Nhà Hàng Món Huế sử dụng các dấu hiệu “Phở Ông Hùng” và “Phở Ông Hùng Chính Hiệu” để quảng bá dịch vụ nhà hàng bán phở đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty Phở Hùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Phở Hùng.

Công ty Phở Hùng đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét và tuyên buộc công ty TNHH Nhà hàng Món Huế thực hiện yêu cầu:

- Dừng và chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện việc sử dụng các dấu hiệu chứa yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Phở Hùng, cụ thể là tháo gỡ và không được sử dụng dấu hiệu “Phở Ông Hùng”, dấu hiệu “PHỞ ÔNG HÙNG CHÍNH HIỆU và hình” trên biển hiệu, các phương tiện quảng cáo, phương tiện dịch vụ và các phương tiện kinh doanh khác.

- Công khai xin lỗi công ty Phở Hùng đăng 03 kỳ liên tiếp trên báo Tuổi Trẻ.

- Buộc cam kết không thực hiện các hành vi xâm phạm các tài sản sở hữu trí tuệ của công ty Phở Hùng trong tương lai.

- Tiêu hủy toàn bộ các bảng hiệu, vật phẩm quảng cáo và các phương tiện kinh doanh có chứa dấu hiệu “Phở Ông Hùng”, dấu hiệu “PHỞ ÔNG HÙNG CHÍNH HIỆU và hình” đang được công ty TNHH Nhà hàng Món Huế sử dụng và khai thác.

- Buộc bồi thường cho Phở Hùng một khoản tiền là 210.000.000 đồng bao gồm chi phí luật sư cho công ty Phở Hùng và các chi Phí khác để xử lý hành vi xâm phạm  quyền đối với nhãn hiệu của chúng tôi.

Từ lúc bắt đầu khởi kiện, Nhà hàng Món Huế đã nhiều lần xin hoãn khiến vụ kiện vẫn chưa được xét xử trong một thời gian dài. Ngày 29/4/2016, Nhà hàng Món Huế  nhận được thư triệu tập của tòa án đến dự buổi hòa giải với bên nguyên đơn vào ngày 6/5/2016 (lần 01). Tuy nhiên, vào ngày 04/5/2016 Nhà hàng Món Huế đã xin hoãn phiên tòa với lý do người đại diện pháp luật của Công ty đi công tác xa nên không thể sắp xếp để đến dự. Đến khi tòa triệu tập lần 02 (vào ngày 17/5/2016), Nhà hàng Món Huế vẫn vắng mặt. Và, vào ngày 16/5/2016, Nhà hàng Món Huế đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho hoãn phiên hòa giải (lần 02).

Sau nhiều lần hòa giải không thành, ngày 04/8/2016, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phở Hùng và Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế vào ngày 24/8/2016.Tuy vậy, ngày 08/8/2016, Nhà hàng Món Huế lại xin hoãn phiên tòa lần thứ nhất, nên phiên tòa không thể tiến hành được.

Việc Nhà hàng Món Huế nhiều lần phản tố, đề nghị tòa hoãn, dừng xét xử vụ án dù đã có kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phở Hùng cho rằng, đây là cách trì hoãn nhằm kéo dài thời gian sử dụng nhãn hiệu không hợp pháp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp chân chính, tuân thủ theo pháp luật hiện hành.

Đến bao giờ, quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ trọn vẹn để doanh nghiệp yên tâm, tập trung vào sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội? Chúng tôi xin dành cầu trả lời cho các cơ quan thực thi pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Mã Thành Phát

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.