SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Phát triển vùng nguyên liệu – hướng đi cho doanh nghiệp ngành giấy

13:58, 21/08/2020
Trong bối cảnh ngành giấy trong nước đứng trước nhiều thách thức, việc các doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển vùng nguyên liệu được xem là hướng đi đúng đắn.
Thách thức từ nguồn nguyên liệu

Từ trước đến nay, ngành giấy luôn được Chính phủ và Bộ Công Thương đánh giá là lĩnh vực cần quan tâm, hỗ trợ phát triển. Hiện nay, ngành công nghiệp giấy của Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp chế biến lâm sản nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…, ngành giấy trong nước đã phải đối mặt với khá nhiều thách thức, nhất là khi không tự chủ được nguồn nguyên liệu.

Theo thống kê, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam sử dụng tới 70% nguyên liệu phế thải để sản xuất, hơn nửa số này phải nhập khẩu.

Theo giải thích của các doanh nghiệp ngành giấy, tình trạng nhập khẩu cao là vì các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu thô để làm nguyên liệu sản xuất giấy thành phẩm. Nguyên do là chưa có đủ dây chuyền để sản xuất bột giấy từ gỗ.

Hiện tại, đa số phải xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô sang các nước và nhập lại bột giấy thành phẩm về làm nguyên liệu sản xuất. Thêm vào đó, nguồn gỗ thô vẫn chưa nhiều, do cạnh tranh với ngành chế biến gỗ.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, đơn vị sở hữu và vận hành Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, việc đầu tư vào các nhà máy giấy sẽ giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, lộ trình này còn tuỳ vào năng lực tài chính của từng doanh nghiệp.
Với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, để phát triển bền vững, ngoài đầu tư cho trang thiết bị, Giấy An Hòa còn đặt ra chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu giấy với việc xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn, từ đó làm giảm đi gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp?

Theo đại diện Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, việc phát triển nguồn nguyên liệu được xem là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy. Nằm trong chiến lược dài hạn, thời gian vừa qua, Giấy An Hòa đã tập trung xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn.

Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa không chỉ đầu tư cho trang thiết bị mà còn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu giấy

Ngày 27/06/2008 UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định số 1012/QĐ-CT về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà nhằm tạo nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho Nhà máy, phát triển trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ chính là ươm giống cây, trồng rừng nguyên liệu đủ cung cấp các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu giấy trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.

Tổng diện tích được quy hoạch 85.650,9 ha rừng trồng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất tại 105 xã của các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Lâm Bình và thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, Công ty cũng đã xây dựng các trung tâm nguyên liệu lâm nghiệp tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động địa phương, hàng năm Giấy An Hoà cung cấp gần 3 triệu cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua gỗ và dăm gỗ nguyên liệu của người dân.

Dây chuyền sản xuất bột giấy của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa có công suất 130.000 tấn/năm, với công nghệ nấu liên tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại, mới 100%, trong đó các thiết bị chính do hãng Metso sản xuất tại Thụy Điển và Phần Lan. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và giảm thiểu tối đa các chất thải ra môi trường.

Dây chuyền bột giấy bắt đầu sản xuất thương mại từ tháng 11/2012 và đến nay, sản phẩm bột giấy An Hòa đã được các đơn vị sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam sử dụng thường xuyên như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Công ty cổ phần Giấy và bao bì Việt Thắng… và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.
Các sản phẩm giấy An Hòa luôn được thị trường đánh giá cao.
Từ những đầu tư đó, nhiều năm qua, Giấy An Hòa không chỉ là đơn vị có công suất sản xuất bột giấy và giấy cao cấp lớn nhất Việt Nam mà còn là doanh nghiệp điển hình với thế mạnh về xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy.
Nguyễn Triệu - Sở Hữu Trí Tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 5 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.