Phát triển vaccine 2019-nCoV: Con đường đầy chông gai
Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) Richard Hatchett, người nhiều năm phụ trách Cơ quan nghiên cứu và phát triển Y sinh tiên tiến Mỹ, cho rằng chiến dịch phát triển vaccine phòng ngừa Covid-2019 mà CEPI đầu tư đang đối mặt với một thách thức lớn nhất.
Ông cho biết: “Có quá nhiều thứ chúng ta không biết về chủng virus này. Bản chất dịch tễ học, các mẫu hình lan truyền, số người thực sự bị lây nhiễm là bao nhiêu? Số người bị nhiễm có thể không thể chỉ xác định về phương diện địa lý, mà phải được xác định bằng số lượng người thực, bằng các xác định theo nhóm tuổi và nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm. Để khi vaccine sẵn sàng, mỗi quốc gia có thể cung cấp ngay cho những người thuộc nhóm ở nguy cơ rủi ro cao nhất”.
Hiện nay, các nhóm liên kết và các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang chạy đua từng giờ để tìm ra một vaccine đặc hiệu, thậm chí đã có một số ứng cử viên vaccine đang sẵn sàng chờ kiểm tra thử trên động vật, chỉ vài tuần sau giải trình tự gene của 2019-nCoV được công khai với các nhà nghiên cứu.
Jeff Richardson của công ty Inovio Pharmaceuticals, một trong những nhóm được Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) – nơi đầu tư 11 triệu USD cho vụ này, cho The Guardian biết, một vaccine của nhóm đã sẵn sàng để sản xuất trên quy mô lớn để chuẩn bị cho thử trên người vào đầu mùa hè.

Thông tin thiếu thốn và sự bùng phát mạnh mẽ, nhanh chóng, bất ngờ của Covid-2019 chính là những rào cản lớn khiến cho các nhà nghiên cứu vaccine phòng ngừa củng virus này lo ngại.
Một nhóm nghiên cứu khác từ trường Đại học Queensland, cũng nhận được hỗ trợ của CEPI đang sẵn sàng kiểm tra vaccine của họ trong sự kết hợp công nghệ do GlaxoSmithKline – một trong những gã khổng lồ ngành dược, phát triển. Công nghệ này có khả năng giúp hệ miễn dịch phản hồi mạnh hơn.
TS. Anthony Fauci, giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm của Viện nghiên cứu Y tế quốc gia Mĩ, vào ngày 7/2/2020 cho biết đã lên kế hoạch thử trên người loại vaccine tiềm năng được phát triển trên nền tảng công nghệ của công ty y sinh Moderna trong khoảng hai tháng rưỡi sắp tới.
Còn tại tâm dịch trung Quốc, vào ngày10/2/2020, Tân hoa xã đưa tin, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) tuyên bố, CDC, trường Đại học Đông Tế và công ty Stermirna Therapeutics đã bắt đầu quá trình thử nghiệm trên chuột loại vaccine mRNA do họ phát triển.
Khi các loại vaccine kể trên được phê duyệt để thử nghiệm lâm sàng, chúng ta sẽ còn phải chờ đợi khá lâu để nhận được các kết quả thực tế và những xác nhận nhằm đảm bảo tính an toàn của vaccine đối với việc điều trị.
Quá trình này sẽ không thể được rút gọn hay thay thế nên chúng ta chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi các kết quả nghiên cứu và có thể nó còn kéo dài tới tận 1 năm tới.
-
Những sáng kiến, sáng chế của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch nCoV
-
iOS 13.4 beta có thể biến iPhone và Apple Watch thành chìa khóa thông minh cho ô tô
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá ảnh hưởng của dịch virus corona đối với kinh tế - xã hội năm 2020
Nam An
TIN LIÊN QUAN
-
Những sáng kiến, sáng chế của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch nCoV
-
Vụ tranh chấp bản quyền cuốn sách Think and Grow Rich: Thái Hà Books nói gì?
-
Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, nhung hươu Hà Tĩnh gia tăng giá trị
-
Dứa Đồng Giao được bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Cơ hội phát triển của nông sản địa phương
Tin khác
