SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Phát triển thành công thiết bị phát hiện nhanh ung thư

07:11, 24/08/2020
(SHTT) - Nhà sáng chế nhí 14 tuổi người Canada mới đây đã phát triển thành công một thiết bị có tên LightIR có khả năng phát hiện nhanh ung thư với độ chính xác lên tới 99,5%.

LightIR là sản phẩm sáng chế của cậu bé người Canada 14 tuổi Aaryan Harshith. về cơ bản, đây là 1 thiết bị có thể phát hiện ung thư theo thời gian thực, với khả năng cho kết quả chẩn đoán chính xác gần như tối đa với tốc độ nhanh hơn khoảng 60.000 lần so với các phương pháp xét nghiệm truyền thống.

LightIR

 

Theo tác giả của sáng chế, thiết kế của LightIR tương đối đơn giản  và hoạt động trên nguyên lý quang phổ, chiếu ánh sáng vào một vật thể, sau đó, phân tích những thay đổi trong ánh sáng phản xạ lại.

Cụ thể, đầu dò của LightIR có một đi-ốt phát sáng và một cảm biến để thu nhận thông tin phản xạ lại. Dựa trên thông tin này, nó có thể xác định các tế bào vừa được chiếu sáng có phải là ung thư hay không.

Điều này cho phép LightIR mang đến một giải pháp hiệu quả để phát hiện tế bào ung thư trong thời gian thực để hỗ trợ bác sỹ trong các cuộc phẫu thuật.

Để chế tạo LightIR, Aaryan Harshith đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của một chương trình mang tên Makerspace của Đại học Algonquin. Makerspace được lập ra với mục đích giúp mọi người đưa ý tưởng của họ vào cuộc sống, với sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng và chuyên gia trong ngành.

cancercell-1597165399656

 

Matthew Jerabek, Quản lý chương trình Makerspace, nhận định LightIR là một trong những dự án triển vọng nhất mà ông từng tiếp nhận.

Tại Makerspace, các chuyên gia đã hỗ trợ Aaryan Harshith trong việc xây dựng bảng mạch, đồng thời tạo ra các bản mẫu LightIR bằng nhựa, thông qua công nghệ in 3D.

Harshith đã thử nghiệm thiết bị của mình với các tế bào ung thư, do một trường đại học cung cấp và kết quả thật đáng kinh ngạc. Trong bài kiểm tra này, LightIR đã gây ngạc nhiên với khả năng phán đoán chính xác lên tới hơn 99,5%. Độ  chính xác này tương đương với các phòng thí nghiệm bệnh học nhưng lại cho ra kết quả nhanh hơn khoảng 60.000 lần.

Điểm hạn chế là tới thời điểm hiện tại, thiết bị này chỉ có thể phát hiện một số loại ung thư nhất định. Do đó, vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đưa vào ứng dụng thực tế.

LightIR được đánh giá có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong y tế tương lai.

“LightIR được chế tạo để phục vụ các bác sĩ phẫu thuật trên khắp thế giới, những người cần một cách nhanh hơn và chính xác hơn để phát hiện ung thư" - Aaryan Harshith chia sẻ.

Thái An

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.