SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Phát triển thành công loại lăng kính mới giúp tối ưu hiệu suất của pin mặt trời

07:08, 18/07/2022
(SHTT) - Vừa qua, các kỹ sư tại Đại học Stanford, California, Mỹ đã công bố nghiên cứu về một loại lăng kính mới giúp tối ưu hiệu suất của pin năng lượng mặt trời mà không cần tới các hệ thống xoay cơ học.

Hiện nay, các hệ thống pin năng lượng mặt trời truyền thống chỉ có thể tối ưu hiệu suất hấp thụ năng lượng tối đa trong vài tiếng mỗi ngày, hoặc, nếu muốn tối ưu hiệu suất từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ phải được trang bị hệ thống cơ học tự thay đổi góc nghiêng cho đúng vị trí ánh sáng chiếu vào. Giải pháp này vừa phức tạp, vừa tốn năng lượng để vận hành máy móc.

Và để giải quyết những nhược điểm này, các kỹ sư tại Đại học Stanford, California, Mỹ đã tạo ra một loại lăng kính mới giúp các hệ thống pin năng lượng mặt trời cố định tối ưu hóa hiệu suất sản xuất điện mà không cần phải xoay.

Theo đó, các kỹ sư đã tạo ra một loại lăng kính mới có tên AGILE - Axially Graded Index Lenses với thiết kế như những kim tự tháp ngược có khả năng thu ánh sáng mặt trời ở mọi góc chiếu trong ngày với cường độ tối đa mà không cần tới việc xoay tấm pin mặt trời.

lang-kinh-agile-1

Lăng kính AGILE cho phép tấm pin năng lượng mặt trời thu tối đa ánh sáng mặt trời trong ngày mà không cần xoay 

Lăng kính AGILE sẽ thay thế cho tấm kính phẳng bảo vệ những solar cell trong các tấm pin mặt trời, đồng thời thu lại ánh sáng mặt trời với cường độ tối đa, trước khi chiếu trực tiếp lên bề mặt các tấm pin năng lượng mặt trời, để biến photon trở thành dòng electron nhờ hiệu ứng quang điện.

Thử nghiệm cho thấy lăng kính này hấp thụ được 90% lượng ánh sáng mặt trời chiếu lên bề mặt, rồi sau đó hội tụ lại chùm photon để cường độ ánh sáng tăng gấp 3 lần trước khi chạm tới solar cell. Nhờ đó, tấm pin ở góc nào cũng vận hành hiệu quả, kể cả trong những ngày thời tiết không lý tưởng.

lang-kinh-agile

 

Nhìn hình, lăng kính có cấu trúc tưởng chừng đơn giản, nhưng nó được tạo ra từ nhiều tầng polymer và thủy tinh chồng lên nhau, mỗi chất liệu lại có hệ số tán xạ khác nhau. Thành thấu kính là những mặt gương để phản xạ ngược lại ánh sáng, triệt tiêu hao phí năng lượng.

Cũng nhờ kết cấu nhiều chất liệu như thế này, lăng kính hấp thụ được nhiều dải sóng ánh sáng khác nhau.

Thử thách đầu tiên là chọn ra những chất liệu có hệ số tán xạ phù hợp, để khi ghép lại, chúng tạo ra lăng kính hoạt động hoàn hảo nhất. Một thử thách khác trong việc lựa chọn chất liệu là chúng đều phải có tỷ lệ nở nhiệt tương đồng để lăng kính không nứt vỡ.

Công trình nghiên cứu này vừa được đại học Stanford đăng trên tờ tạp chí Microsystems & Nanoengineering.

Hải An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.