SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 17/04/2025
  • Click để copy

Phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

11:12, 12/04/2025
(SHTT) - Huyện Thọ Xuân luôn khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề, từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
11

 

Tại xã Thọ Lộc nghề làm nón lá mang lại thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nghề nón lá có thể làm khi thời gian nhàn rỗi và người ngoài độ tuổi lao động cũng có thể làm nghề. Hiện nay, xã có gần 400 hộ duy trì nghề làm nón và giải quyết việc làm cho hơn 800 lao động. Bà Lê Thị Minh - một trong những người có thâm niên trong nghề, cho biết: “Để tạo ra được một chiếc nón đẹp, người làm nón phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn lá, rẽ lá, chọn khung, uốn vành, đến đánh bóng... Công đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận, sao cho sản phẩm hoàn thiện không bị cong vành, hình dáng cân đối, chắc chắn".

Cũng theo bà Minh, gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng mỗi ngày vẫn tranh thủ để làm nón và đứng ra thu mua sản phẩm cho nhiều hộ dân trong xã để nhập cho tư thương ở các tỉnh phía Nam với giá từ 20.000 đồng trở lên/chiếc.

Được biết, năm 2022 làng nghề làm nón của thôn 3 và thôn 4 xã Thọ Lộc đã được công nhận là 2 làng nghề truyền thống. Nón lá Thọ Lộc cũng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, đây là một trong những chỉ tiêu góp phần hoàn thành chỉ tiêu trong xây dựng xã NTM nâng cao. Hiện nay, xã đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất nón lá; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng mẫu mã phù hợp nhu cầu thị trường... Việc phát triển nghề làm nón không những góp phần gìn giữ nghề truyền thống mà còn giúp đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, là nguồn lực quan trọng đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Huyện Thọ Xuân được biết đến với nhiều nghề, làng nghề truyền thống đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động như làng bánh gai Tứ Trụ (Thọ Diên), nón lá xã Thọ Lộc, bánh lá xã Xuân Lập, miến và kẹo lạc Phú Xuân, các sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ mỹ nghệ... Trong đó có nhiều sản phẩm OCOP khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Với mục tiêu duy trì và bảo tồn nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với XDNTM, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Ông Lê Hữu Lâm, chủ cơ sở bánh gai Lâm Thắm (Thọ Diên), cho biết: “Trước kia mạng xã hội chưa phát triển, chúng tôi chỉ bán được hàng trực tiếp và qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân. Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống và sản phẩm bánh gai được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, được quảng cáo trên các trang mạng xã hội nên khách hàng biết đến nhiều hơn, mức tiêu thụ cao, sản phẩm được đưa ra ngày càng đa dạng. Thu nhập được nâng cao, tôi cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp công sức, tiền bạc vào chương trình XDNTM ở địa phương”.

Với mục tiêu duy trì và bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống, trong quá trình XDNTM, huyện Thọ Xuân đã ưu tiên một phần kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương của các làng nghề. Huyện cũng đã xây dựng Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025, có hỗ trợ kinh phí để phát triển nghề truyền thống và làng nghề. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, thị trấn tạo điều kiện để người dân mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập người dân. Từ đó, góp phần thực hiện tiêu chí trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Có thể nói, việc phát triển nghề, làng nghề truyền thống tại huyện Thọ Xuân gắn với XDNTM có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và xã hội. Đây là giải pháp quan trọng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, khi các làng nghề được khôi phục, phát triển cùng với những nét văn hóa riêng biệt sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn ở địa phương.

PV

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Theo ghi nhận, mở cửa phiên giao dịch ngày 17/4, giá vàng miếng được Doji và SJC niêm yết ở mức 115,5 - 118 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 2,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) so với đầu giờ sáng nay.
Kinh tế 4 giờ trước
( SHTT) - Tại hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”, các diễn giả phân tích thực trạng, làm sáng rõ bức tranh chính sách và giải pháp ứng dụng công nghệ số nhằm minh bạch nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, từ đó bảo vệ quyền lợi của người dùng tiêu dùng.
Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty nghiên cứu FiboLabs và doanh nghiệp Việt Bắc L'Héritage nhằm triển khai các dự án nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị kinh tế cây chè Thái Nguyên.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những biến động sâu rộng, đổi mới và sáng tạo đã trở thành yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tạo ra những giá trị khác biệt thì Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Để nghề chế biến thủy hải sản phát triển bền vững, tương xứng tiềm năng, ngoài các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh và ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ thiết bị để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
. ..