SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Phát triển kỹ thuật mới giúp tạo hình thủy tinh

09:01, 31/03/2023
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học đã phát minh ra kỹ thuật mới giúp chế tạo vật thể thủy tinh, mang tính ưu việt hơn so với những phương pháp hiện có.

 Hầu hết cơ sở sản xuất tạo ra vật thể thủy tinh ba chiều thông qua quy trình đúc, thổi hoặc in 3D. Tuy nhiên, Yang Xu đến từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Tao Xie (Đại học Chiết Giang) đã phát triển kỹ thuật tạo hình thủy tinh mới, được lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy Origami ở Nhật Bản.

Ban đầu, Xu trộn các hạt nano silica vào dung dịch polyme lỏng cảm quang và nhiều hợp chất khác. Sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cực tím, dung dịch đã chuyển đổi thành polyme polycaprolactone liên kết ngang rắn, bao gồm các hạt silica lơ lửng.

Sau đó, Xu tiến hành cắt vật liệu thành những tấm phẳng nửa trong suốt có tính chất cơ học giống như giấy. Cô gấp, xoắn và kéo chúng thành nhiều hình dạng ba chiều khác nhau như con hạc, lông vũ và quả cầu.

Thông thường, giấy sẽ giữ nguyên hình dạng sau khi gấp lại ở nhiệt độ phòng. 

Các nhà khoa học nhận thấy, nếu polyme được làm nóng đến 265ºF (129ºC) sau khi gấp lại hoặc kéo dài, nó cũng giữ được trạng thái đó trong suốt thời gian còn lại. Hiện tượng này xảy ra do ứng dụng nhiệt đã sắp xếp lại vĩnh viễn những liên kết giữa các chuỗi polyme.

Tiếp theo, Xu làm nóng các tấm đã gấp với nhiệt độ trên 1.100ºF (593ºC). Polyme dần dần tan chảy, chỉ để lại một phiên bản mờ đục của vật thể gấp nếp, được tạo thành từ chuỗi liên kết các hạt silica. 

Khi đối tượng được làm nóng ở hơn 2.300ºF (1.260ºC), các hạt sẽ tan chảy, hợp nhất với nhau. cũng như trở nên trong suốt, tạo thành thành phẩm mịn, trong suốt.

73

Một chiếc lông thủy tinh được tạo ra bằng kỹ thuật mới 

Các nhà khoa học hy vọng, kỹ thuật này có khả năng tạo ra những vật thể phức tạp hơn nhiều so với quá trình đúc hoặc thổi thủy tinh. Đồng thời, phương pháp mới cũng được đánh giá là nhanh hơn đáng kể so với in 3D, không tạo ra giao diện thô, nhiều lớp như một số vật phẩm hình thành từ in 3D.

Nhóm nghiên cứu hiện đang điều chỉnh công nghệ để ứng dụng trong sản xuất các đồ vật bằng gốm, bằng cách thay thế hạt silica bằng loại hạt làm bằng vật liệu khác như titan dioxit và zirconium dioxit.

Họ dự kiến sẽ trình bày nghiên cứu đột phá này tại Hội nghị mùa xuân do Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ tổ chức.

Thu Nga

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.