Phát triển các nền tảng an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam
(SHTT) - “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam-Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia” là chủ đề chính Hội thảo-Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020. Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.
-
Từ tháng 12/2020, VNPT bắt đầu thử nghiệm mạng 5G tại Hà Nội và TP.HCM
-
Quán quân Techfest Việt Nam 2020 gọi tên 'Nền tảng livestream Gostudio'
-
Thiết kế vaccine Covid-19 chỉ trong 2 ngày, Moderna đã làm như thế nào?
-
Nền tảng Techfest247: Đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam vươn tầm thế giới
Theo Ban tổ chức, đây là sự kiện hàng đầu, nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng trong năm 2020 tại Việt Nam. Là một diễn đàn quan trọng cấp quốc gia, thu hút sự quan tâm đối với cộng đồng an toàn, an ninh thông tin trong nước và quốc tế, Hội thảo – Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay nhằm góp phần thúc đẩy làm chủ công nghệ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Các diễn giả nêu rõ tầm quan trọng của an toàn thông tin trong bối cảnh mới, khi chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đang là một vấn đề trọng tâm trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, bắt buộc phải làm việc với những phương thức mới.

Toàn cảnh Hội thảo-Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA nêu rõ, năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước dựa trên một nền tảng quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn thông tin do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Qua đó, các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia.
Việc hình thành các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam cũng đã được Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng biểu dương. Hiện, toàn ngành làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước; dự kiến đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100%. Đây là điều rất ít nước trên thế giới làm được và đó là niềm tự hào của Việt Nam, trong đó có vai trò của Hiệp hội và các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
Cũng theo Bộ trưởng, Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Do vậy, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng, xây dựng một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu
Một sự kiện đáng chú ý trong phiên toàn thể của hội nghị buổi sáng là Cục An toàn thông tin đã công bố 5 nền tảng điện toán đám mây do 5 doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, gồm: Viettel (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội), VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), VNG (Công ty cổ phần VNG), CMC (Công ty cổ phần CMC), VCCorp (Công ty cổ phần VCCorp).
Chương trình hội thảo gồm phiên toàn thể vào buổi sáng (với 6 nội dung); 2 phiên chuyên đề cùng phần toạ đàm vào buổi chiều, với gần 30 diễn giả là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia về an toàn thông tin của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là phần triển lãm với 30 gian hàng giới thiệu các giải pháp công nghệ an toàn thông tin tiên tiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hà Trang
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
'Ông trùm' Ads Facebook Vũ Hải Bằng: Quảng cáo trên Facebook là tất yếu cho sự phát triển
Triệu hồi hơn 5.000 ô tô Mitsubishi Outlander do lỗi hệ thống bơm xăng
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
-
Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
-
'Ông trùm' Ads Facebook Vũ Hải Bằng: Quảng cáo trên Facebook là tất yếu cho sự phát triển
-
Triệu hồi hơn 5.000 ô tô Mitsubishi Outlander do lỗi hệ thống bơm xăng
-
Chân dung kỹ sư 9x dùng AI viết 10 bài hát trong một giây
-
Việt Nam cấm nhập điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G, 3G
-
Kỹ sư Việt nghiên cứu miếng dán đưa vaccine COVID-19 vào cơ thể
-
Triệu hồi hơn 1.300 xe Lexus tại Việt Nam do lỗi hệ thống bơm nhiên liệu
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Hiền Thục khoe sắc vóc như 'gái 18', gây chú ý với triết lý sống thâm thúy: 'Đàn bà chỉ hạnh phúc khi có người đàn ông vĩ đại'
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
-
Bài cúng Rằm tháng Chạp và cách soạn mâm cỗ đơn giản và đầy đủ nhất
-
Dự báo thời tiết hôm nay 27/1: Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới
-
Tin tức giá vàng hôm nay 27/1, Bảng giá vàng 9999, giá vàng SJC, PNJ, 24K mới nhất
-
Hiện tượng âm nhạc ChuChu từng khiến Trấn Thành, Trường Giang khen ngợi hết lời giờ ra sao?
-
Ra teaser sương sương, Rosé (Black Pink) vẫn lọt Top Trending và nhận về lượng view khủng
-
Hà Nội gấp rút quy hoạch 2 bờ sông Hồng
-
Lạng Sơn: Bắt giữ nửa tấn thực phẩm bẩn đang trên đường đưa đi tiêu thụ
-
Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030