Phát huy giá trị của bảo hộ chỉ dẫn địa lý nông sản Việt
Thời gian qua, sự phát triển của thị trường nông sản Việt Nam đã cho thấy vị trí, vai trò và tiềm năng rất lớn của các sản phẩm nông nghiệp gắn với chỉ dẫn địa lý (CDÐL). Một số CDÐL phát triển tốt, sản phẩm sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng giá bán như: cam Cao Phong tăng gần gấp hai lần, chuối ngự Ðại Hoàng tăng 100 đến 130%, bưởi Phúc Trạch tăng 10 đến 15%, bưởi Luận Văn tăng 3,5 lần... Nhiều sản phẩm xuất khẩu có gắn CDÐL như: cà phê Sơn La, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn…
Có được kết quả đó một phần là nhờ địa phương, doanh nghiệp đã tạo được sự khác biệt về chất lượng và mở rộng thị trường bằng việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm mang CDÐL.
Việt Nam cũng đã nỗ lực để sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể như một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lạm dụng và gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Nhờ đó, ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam được xây dựng thương hiệu.
Một số CDÐL phát triển tốt, sản phẩm sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng giá bán như: cam Cao Phong tăng gần gấp hai lần, chuối ngự Ðại Hoàng tăng 100 đến 130%, bưởi Phúc Trạch tăng 10 đến 15%, bưởi Luận Văn tăng 3,5 lần... Nhiều sản phẩm xuất khẩu có gắn CDÐL như: cà- phê Sơn La, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn… Có được kết quả đó một phần là nhờ địa phương, doanh nghiệp đã tạo được sự khác biệt về chất lượng và mở rộng thị trường bằng việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm mang CDÐL.
Tuy nhiên, sau bảo hộ, vẫn có nhiều sản phẩm gặp khó khăn trong khai thác và phát triển thị trường, nhiều sản phẩm còn bị mạo danh không chỉ trên thị trường trong nước, ngoài nước mà ngay tại quê hương của sản phẩm đó.
Những bất cập hiện nay có một phần nguyên nhân từ cơ chế chính sách chưa phù hợp, cần có các chính sách thúc đẩy và đổi mới trong phương thức quản lý CDÐL. Ðể phát huy hết giá trị tiềm năng của CDÐL, các tổ chức quản lý CDÐL cần hỗ trợ cộng đồng cư dân, các nhà sản xuất thành lập các tổ chức tập thể để quản lý CDÐL hoặc nâng cao năng lực của các tổ chức tập thể để thực hiện vai trò của mình, nhất là việc kiểm soát chất lượng sản phẩm mang CDÐL. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu của CDÐL.
Minh Vân
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Giá bình chữa cháy tại Đồng Nai