SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả trên thị trường

11:26, 07/05/2019
(SHTT) - Thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, với thông tin trên nhãn ghi CLOROCID Tw3 - Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618.

Phát hiện thuốc giả Clorocid Tw3 250mg

Viên nén Clorocid 250mg là một nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế dùng để điều trị các bệnh: sốt thương hàn, phó thương hàn, nhiễm salmonella, lỵ, nhiễm brucella, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh hoa liễu.

thuoc vien nen gia

Phát hiện thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả trên thị trường 

Mới đây, Cục Quản lý Dược đã có văn bản 6586/QLD-CL ngày 4/5/2019 về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, với thông tin trên nhãn ghi CLOROCID Tw3 - Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không được buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc nói trên. Đồng thời, tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, thông báo đến Thanh tra Sở Y tế khi phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu trên.

Phòng y tế quận, huyện, thị xã thông báo đến cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý không buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc nói trên; tiếp nhận thông tin từ cơ sở, kiểm tra, giám sát thực hiện của cơ sở và báo cáo kịp thời về Sở Y tế Hà Nội.

Hậu quả nghiêm trọng của thuốc giả

Thuốc giả thường có chứa lượng hoạt chất ít hoặc nhiều hơn hàm lượng quy định, không có hoạt chất hoặc là chứa một thành phần hoạt chất khác. Điều rõ ràng là trong tất cả các tình huống này, việc sử dụng thuốc giả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng và thậm chí có thể đến mức gây tử vong. Hãy tưởng tượng trường hợp bệnh nhân tiêu tốn nhiều tiền bạc để dùng thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo với hy vọng cải thiện phần nào đó tình trạng sức khoẻ của mình và rồi sau đó biết rằng thuốc mình đang sử dụng hoàn toàn không chứa dược chất gì cả? Lúc này người bệnh không chỉ tiếp tục phải đối diện với bệnh tật mà còn có thể là sự nghèo đói và cả niềm tin bị đánh mất theo các sản phẩm thuốc giả đó.

Thường thì bệnh nhân rất khó để phân biệt một sản phẩm là thuốc giả bởi vì chúng thường được đóng gói một cách kỹ lưỡng để làm sao cho giống hệt với các thuốc chính hãng nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Đôi khi kết quả phân tích tại các cơ sở kiểm nghiệm mới có thể là cách duy nhất để xác định sự khác biệt giữa thuốc thật và thuốc giả mạo.

Thuốc giả không chỉ là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Điều trị bằng thuốc giả mạo không hiệu quả như đối với trường hợp kháng sinh có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc và có thể có ảnh hưởng xấu trên đại bộ phận dân chúng.

Với các thuốc giả, những tác dụng phụ trên bệnh nhân có khả năng xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát do cán bộ y tế không xác định chính xác thành phần hoạt chất trong thuốc giả. Trong đó nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc. Một số trường hợp thuốc giả chứa hoạt chất, thậm chí là tá dược kém chất lượng không tinh khiết và lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Các kim loại nặng và các chất độc có thể gây triệu chứng nhiễm độc bao gồm thay đổi chức năng tim, biến đổi nồng độ đường huyết, khó thở hay suy giảm chức năng của các cơ quan trọng của cơ thể.

Các thuốc giả được sản xuất tại cơ sở không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp các thuốc dùng đường tiêm hoặc trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Từ những hậu quả gây hại như vậy nên thuốc giả có thể làm giảm niềm tin của cộng đồng vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ, các chuyên gia y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà cung cấp dược phẩm chân chính.

Hoàng Oanh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.