SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện thêm hành tinh mới trong Hệ Mặt trời

14:00, 19/12/2018
(SHTT) - Các nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii mới đây đã chính thức công bố về tiểu hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời được phát hiện bởi kính viễn vọng đặt tại Mauna Kea, Hawaii. Tiểu hành tinh có tên chính thức là 2018 VG18 và được đặt biệt danh là Farout (Xa xôi).

Phát hiện Farout là kết quả của nhiều dự án tìm kiếm hành tinh thứ 9, còn gọi là “Hành tinh X” được tin là tồn tại bên trong Hệ Mặt trời.

Farout được xếp loại trans-Neptunian giống như sao Diêm Vương, tức là các vật thể ở cách Mặt Trời hơn 30 AU (khoảng 4,5 tỷ km), nó cách Mặt trời xa gấp 120 lần Trái đất (khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là gần 150 triệu km). và ở xa hơn khoảng 35,4 tỷ km so với Eris - thiên thể xa thứ hai trong hệ. Eris là hành tinh lùn có kích thước tương đương sao Diêm Vương.

1111

 Khoảng cách của Farout so với các thiên thể trong Hệ Mặt trời. Nguồn: Carnegie Institution for Science.

"Hiện tất cả những gì chúng tôi biết về 2018 VG18 là khoảng cách so với Mặt trời, đường kính ước tính và màu sắc. Vì quá xa nên nó hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt trời rất chậm, có khả năng mất tới hơn 1.000 năm", ông David Tholen, nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Farout vốn dĩ đã được các nhà thiên văn tìm kiếm từ thế kỷ trước nhằm xác định sự ảnh hưởng của nó tới quỹ đạo của Hải Vương tinh - hành tinh xa nhất của Hệ Mặt trời được biết. Tuy vậy kích thước của Farout vẫn còn quá nhỏ để có thể trở thành hành tinh X.

Tiểu hành tinh này được phát hiện bởi Trung tâm Tiểu hành tinh của Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU). Cần thêm nhiều năm quan sát nữa để có thể xác định chính xác tính chất và quỹ đạo của Farout, nhưng IAU đã định danh nó là 2018 VG18, lưu trữ vị trí cũng như các quan sát có được vào cơ sở dữ liệu các hành tinh.

Farout được phát hiện bởi nhà thiên văn Scott S. Sheppard từ Học viện khoa học Carnegie cùng với cộng sự ở Đại học Hawaii và Đại học Bắc Arizona.

Tuy nhiên, nó lần đầu được quan sát vào tháng 11 nhờ kính thiên văn Subaru đường kính 8m của Nhật Bản đặt trên đỉnh núi Mauna Kea ở Hawaii. Sau đó được quan sát kĩ hơn vào đầu tháng 12 bởi kính thiên văn Magellan tại đài quan sát Las Campanas ở Chile. Kết quả các quan sát này được dùng để xác định kích cỡ, màu sắc, quỹ đạo và độ sáng của tiểu hành tinh.

KeckObservatory

Đài quan sát Mauna Kea. 

Đây được cho là một siêu Trái đất - hành tinh với khối lượng lớn hơn Trái đất nhưng nhỏ hơn sao Hải Vương. Lực hấp dẫn của hành tinh này nhiều khả năng đã tác động tới các thiên thể ở phía xa của hệ Mặt trời.

Dù chưa rõ nguyên nhân khiến 2018 VG18 bị đẩy ra xa như vậy nhưng việc phát hiện thiên thể này vẫn là sự kiện khoa học đáng chú ý. Phát hiện mới khiến hệ Mặt trời trở nên rộng lớn hơn và vẫn khả năng còn nhiều thiên thể xa xôi như vậy chưa được con người biết tới.

Có thể trong tương lai, con người sẽ gửi tàu thăm dò tới Farout. Hiện tại, tàu thăm dò Horizon đã lên lịch trình quan sát Ultima Thule, một thiên thể khác vào đầu năm sau.

Các tàu thăm dò tương tự với vận tốc 58.500 km/h sẽ mất tầm 35-40 năm để đến được Farout nếu phóng từ Trái đất. Đây rất có thể sẽ là tâm điểm các sứ mệnh vũ trụ trong tương lai của NASA.

Hải An (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.