SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện sự sống trên Mặt Trăng nhưng nguồn gốc của chúng lại khiến giới khoa học bật ngửa

14:09, 13/08/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học cho biết gần đây, họ đã phát hiện ta sự sống trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, sự tồn tại của loài sinh vật này trên Mặt Trăng lại được tạo nên bởi chỉ một tai nạn vô tình do người Trái Đất gây ra.

Hồi đầu năm nay, tàu vũ trụ không người lái của Israel có tên Beresheet đã được phóng lên Mặt trăng và mang theo vài nghìn con bọ gấu nước tardigrad nhỏ. Con tàu sau đó đã gặp tai nạn khi tiếp cận quỹ đạo của Mặt Trăng.

Graphic_1_Space_IL.0

Tàu vũ trụ không người lái Beresheet  

Tổ chức Arch Mission Foundation, có trụ sở ở Mỹ đã tài trợ kinh phí cho việc chế tạo tàu không gian Beresheet cho hay mặc dù mọi thứ không được diễn ra theo kịch bản ban đầu nhưng họ có thể khẳng định những con bọ gấu nước trên chuyến du hành đặc biệt đó vẫn đang tồn tại trên Mặt trăng.

Tardigrad là sinh vật được phát hiện vào thế kỷ 18 bởi nhà động vật học và mục sư người Đức Johann August Ephraim Goeze. Kể từ đó, loài động vật này đã được tìm thấy ở hầu hết các môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất, từ trên đỉnh núi, tới sa mạc khô cằn và các hồ phụ ở Nam Cực.

Trong cuốn sách The Hidden Powers of Animal - Sức mạnh bí mật của động vật, tác giả Karl Shuker đã viết rằng loài bọ gấu nước có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Chúng có thể sống sót ngay cả khi bị đóng băng trong Helium lỏng và đun sôi ở nhiệt độ 149 oC.

08TARD1-articleLarge

 

Theo các nhà khoa học, sở dĩ loài sinh vật này có thể tồn tại ở nhiều điều kiện khắc nghiệt là do khi gặp môi trường xấu, chúng sẽ co lại như các hạt cây, loại bỏ gần như toàn bộ nước trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất của chính mình sau đó đi vào trạng thái "ngủ đông".

Lukasz Kaczmarek, một chuyên gia về loài bọ gấu nước và nhà sinh vật học tại Đại học Adam Mickiewicz ở Ba Lan, khẳng định, những con Tardigrad hoàn toàn có thể sống sót sau cuộc đổ bộ thất bại lên Mặt Trăng của tàu không gian không người lái Beresheet .

Trong một bài phỏng vấn với tờ với The Guardian, ông Kaczmarek nói: "Tardigrad có thể sống sót sau những điều kiện tương đương với áp lực được tạo ra khi các tiểu hành tinh tấn công Trái đất, do đó, một vụ tai nạn nhỏ như thế này sẽ không thể gây bất kỳ ảnh hưởng nào với chúng".

Ông Kaczmarek nói thêm rằng những con gấu nước có thể sống sót trong nhiều năm trên Mặt trăng. Tardigrad mất nước đã được hồi sinh sau nhiều năm ở trạng thái bất hoạt bằng cách được đặt trong nước. Chúng sau đó vẫn có thể hoạt động trở lại, ăn uống và sinh sản như bình thường.

Thiên An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.