SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện mới: Nọc độc nhện Úc có thể phá hủy khối u ác tính ở người

18:52, 19/10/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu protein trích xuất từ nọc độc của loài nhện Hadronyche infensa và phát hiện ra loại protein này có thể tiêu diệt các tế bào u ác tính ở người .

 Theo tạp chí Scientific Reports và Cell Death Discovery, loài nhện Úc thuộc họ Atracidae nằm trong số những loài nhện độc nhất. Nọc độc một số loài nhện đó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy chất độc đó có thể rất hữu ích giúp ức chế sự sinh sôi của các tế bào u ác tính ở người, cũng như các tế bào ung thư trên mặt của những con thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới - những con quỷ Tasmania.

e49fb86d-e924-4ee5-8b4f-577d885eac13

Protein từ nọc độc của loài nhện Hadronyche infensa có thể tiêu diệt các tế bào u ác tính ở người và ức chế sự lây lan của bệnh 

Các thành phần của nọc độc nhện được nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Maria Ikonomopoulou và các cộng sự tại Viện y học QIMR Berghofer. Họ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tách protein từ nọc độc của nhện, xác định thành phần và cấu trúc của protein, tổng hơp các chất tương tự và kiểm tra khả năng sử dụng chúng trong y học.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng protein từ nọc độc của loài nhện Hadronyche infensa có thể tiêu diệt các tế bào u ác tính ở người và ức chế sự lây lan của bệnh. Đồng thời, protein không gây tác động độc hại tới các tế bào da khỏe mạnh. Protein này cũng được chứng minh là một phương tiện hiệu quả giúp phá hủy các tế bào khối u mặt của quỷ Tasmania - một loại ung thư lây nhiễm gần như hủy diệt loài động vật này.

Maria Ikonomopoulu chia sẻ rằng việc thử nghiệm chất mới sẽ mất vài năm nữa, nhưng những kết quả đầu tiên rất khả quan : “Chúng tôi hy vọng rằng hợp chất này trong tương lai có thể là một phương thuốc mới điều trị khối u ác tính”.

Trước đó, vào năm 2017, nhóm nhà khoa học từ 2 trường đại học Queensland và Monash (Australia) cũng đã vô tình phát hiện ra một phân tử có tên gọi Hi1a trong quá trình giải trình tự ADN từ nọc loài nhện cực độc Hadronyche infensa. Hi1a là phân tử có thể bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn hại sau cơn đột quỵ, thậm chí hiệu quả bảo vệ kéo dài đến nhiều giờ sau đó.

Được biết, vết cắn từ nhện độc Hadronych infensa ở bang Queensland và New South Wales của Australia có thể giết chết một người trường thành khỏe mạnh chỉ trong 15 phút.

Lâm An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.