SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện mới: Một loại đột biến của Covid-19 tự suy yếu

08:01, 07/05/2020
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học tại Mỹ đã phát hiện một loại đột biến của Covid-19 bị thiếu phân đoạn di truyền khiến cho khả năng lây nhiễm yếu hơn.

Efrem Lim là trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Arizona (ASU), Mỹ, phụ trách tìm hiểu cách nCoV lây lan, đột biến và thích nghi theo thời gian. Để theo dấu hành trình lây lan của virus trên toàn thế giới, Lim và cộng sự sử dụng một kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới ở Cơ sở gene học của ASU để đọc nhanh tất cả 30.000 chữ cái mã hóa hệ gene của nCoV. Mỗi trình tự gene nCoV đều được gửi cho ngân hàng gene thế giới do tổ chức khoa học phi lợi nhuận GISAID điều hành. Hiện có hơn 16.000 trình tự nCoV trong cơ sở dữ liệu EpiCoVTM của GISAID.     

Sử dụng 382 mẫu bệnh phẩm lấy từ mũi của các ca nghi nhiễm Covid-19 ở Arizona, nhóm của Lim nhận dạng một đột biến nCoV chưa được tìm thấy trước đây, trong đó 81 chữ cái mã hóa biến mất hoàn toàn khỏi hệ gene.  

covid19

 Phát hiện mới: Một loại đột biến của Covid-19 tự suy yếu

Điều này có thể khiến loại đột biến mới này của virus Corona giảm khả năng lây lan so với những đột biến còn lại.

Phân tích đột biến là công nghệ tiên tiến, cho phép các nhà khoa học xác định cách thức virus lây lan, biến đổi và thích nghi theo thời gian.

“Một trong những nguyên nhân khiến loại đột biến mới này của Covid-19 được quan tâm là nó dường như giống với tình trạng tương tự xảy ra ở virus SARS năm 2003. Vào thời điểm giữa và cuối dịch, virus SARS cũng có một số chủng đột biến tự suy yếu”, ông Lim cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Lim, việc một chủng Covid-19 tự đột biến suy yếu không có nghĩa là nó không còn khả năng lây lan.

Tất cả những mẫu bệnh phẩm được thu thập phục vụ nghiên cứu tại Đại đại học Arizona đều đến từ những bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm Covid-19. Điều này cho thấy, mặc dù loại đột biến nói trên yếu hơn các chủng khác, nhưng nó vẫn có khả năng lây nhiễm cho con người.

Việc nghiên cứu sự đột biến của virus có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển vắc xin phòng ngừa Covid-19, theo ông Lim.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu ASU đang nỗ lực tiến hành nhiều thí nghiệm hơn để hiểu rõ những tác động của đột biến tới hoạt động của nCoV. ORF7a được cho là vũ khí giúp nCoV tránh các lớp tự vệ của cơ thể và kích thích tế bào tự sát. Điều này giúp giải phóng virus để lây nhiễm sang tế bào khác, cho phép virus nhân lên nhanh chóng khắp cơ thể, cuối cùng gây ra triệu chứng nghiêm trọng sau 8 - 14 ngày.

Ở một diễn biến khác, các nhà khoa học Hà Lan cũng đã xác định được một kháng thể đơn dòng trong phòng thí nghiệm có thể ngăn chặn COVID-19 mới lây nhiễm vào các tế bào. Họ hi vọng dùng nó để tạo ra phương pháp điều trị ngăn chặn đại dịch.

Theo đó, một kháng thể có tên là 47D11 có thể liên kết với protein tăng đột biến mà coronavirus mới (SARS-CoV-2) sử dụng để xâm nhập cơ thể và ngăn chặn nó theo cách trung hòa mầm bệnh.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà khoa học thế giới bước vào cuộc đua nghiên cứu và điều chế vắcxin. Vì chưa có vắcxin hoặc phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh nên nhóm nhà khoa học từ Hà Lan đã tìm hiểu xem liệu các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody - mAb) có thể giúp chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 hay không.

Kháng thể đơn dòng là một loại protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể liên kết với một chất cụ thể trong cơ thể. Những loại kháng thể này bắt chước cách hệ thống miễn dịch phản ứng với mối đe dọa và được sử dụng để điều trị một số dạng ung thư.

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm vào những con chuột có các kháng thể tương tự như ở người loại protein tăng đột biến mà virus gây ra SARS, MERS và SARS-CoV-2 sử dụng xâm chiếm tế bào. Kết quả là cơ thể những con chuột này tạo ra 51 kháng thể có khả năng vô hiệu hóa protein tăng đột biến.

Nhóm khoa học tiếp tục nghiên cứu để xem liệu các kháng thể có vô hiệu hóa được virus SARS-CoV (loại virus gây ra dịch SARS năm 2003) và SARS-CoV-2 trong các mẫu tại phòng thí nghiệm hay không và đã tìm thấy kháng thể 47D11.

Phó giáo sư Berend-Jan Bosch (Đại học Utrecht, Hà Lan) cho biết nghiên cứu dựa trên công trình đã thực hiện trước đó về các kháng thể có thể tiêu diệt SARS-CoV.

Minh Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.