SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện loại độc tố mới giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn

13:48, 17/11/2019
(SHTT) - Một nghiên cứu hợp tác quốc tế giữa các trường đại học đã phát hiện ra loại độc tố diệt khuẩn mới có triển vọng tác động đến các bệnh truyền nhiễm do siêu khuẩn.

Phát hiện này là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa phó giáo sư Khoa Hóa sinh, John Whitney, giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mike Laub và Khoa học Y sinh tại trường Đại học McMaster.

PGS. Whitney và nghiên cứu sinh tiến sĩ Shehryar Ahmad tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Michael G. DeGroote thuộc trường Đại học McMaster đang nghiên cứu cách vi khuẩn tiết ra các phân tử kháng khuẩn khi chúng thấy một độc tố mới. Độc tố này là loại enzyme kháng khuẩn hoàn toàn mới và chưa từng được các nhà nghiên cứu phát hiện trước đây.

6

 

Sau khi xác định cấu trúc phân tử của chất độc này, các nhà khoa học đã nhận thấy nó giống các enzyme tổng hợp phân tử phát tín hiệu vi khuẩn nổi tiếng có tên là (p) ppGpp. Phân tử này thường giúp vi khuẩn sống sót trong điều kiện căng thẳng như tiếp xúc với kháng sinh.

"Cấu trúc 3D của chất độc này ban đầu rất khó hiểu vì không có chất độc nào được biết đến trông giống enzyme tạo ra (p) ppGpp và (p) ppGpp không phải là chất độc", Ahmad nói.

Nghi ngờ khả năng chất độc này có thể diệt khuẩn bằng cách sản xuất quá mức (p) ppGpp có hại, nhóm nghiên cứu đã chia sẻ phát hiện của họ với Laub, nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Howard Hughes của Hoa Kỳ.

Boyuan Wang, nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại phòng thí nghiệm Laub, người chuyên nghiên cứu tín hiệu (p) ppGpp, đã kiểm tra hoạt động của enzyme mới được phát hiện. Kết quả cho thấy thay vì tạo ra (p) ppGpp, enzyme này thay vào đó lại sản sinh một phân tử chưa được biết đến nhưng có liên quan được gọi là (p) ppApp. Theo cách nào đó, việc sản sinh (p) ppApp gây hại cho vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng việc sản sinh nhanh (p) ppApp bởi độc tố enzyme này làm cạn kiệt các tế bào của phân tử có tên là ATP. Khi nguồn cung ATP cạn kiệt, các quá trình tế bào thiết yếu đã bị tổn thương và vi khuẩn chết.

Charu Kaushic, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Đây là một phát hiện quan trọng có ý nghĩa để phát triển các lựa chọn thay thế kháng sinh, ưu tiên toàn cầu trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng kháng sinh”.

Hải An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.