SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện khả năng tái sinh tứ chi ở người

07:07, 15/10/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra sự tương đồng giữa cơ chế phục hồi và tái sinh các chi ở kỳ giông với sụn khớp chân của con người, từ đó mở ra hướng đi mới cho quá trình điều trị các khớp và thiết lập một cơ sở cho sự tái sinh tứ chi của người.

Từ trước đến nay, khoa học vẫn chấp nhận rằng các mô của người không thể được tái sinh một cách hiệu quả như cơ thể của một con kỳ giông và một số loài cá. Nhưng mới đây, các nhà khoa học ở Đại học Duke (Mỹ) đã phát hiện ở người cũng có cơ chế phục hồi tương tự, ít nhất là cơ chế hoạt động trong sụn khớp chân. Phát hiện tuyệt vời này đã mở ra hướng đi mới trong việc khai thác sự tái sinh để tăng cường điều trị các khớp và thiết lập một cơ sở cho sự tái sinh chân tay của người.

Thông thường con người không thể tái tạo toàn bộ chi. Con người cũng được cho là không thể khắc phục tổn thương khớp lặp đi lặp lại hoặc một chấn thương trầm trọng, thường liên quan đến thể thao hoặc chấn thương dẫn đến tổn thương và làm vỡ sụn và sự phát triển của viêm xương khớp (OA) gây tàn tật.

39941917-high-angle-view-of-a-female-doctor-bandaging-patient-s-hand

 

Các nhà khoa học đã xác định tuổi của những protein của sụn, bao gồm collagen, và vị trí của sụn là những yếu tố quyết định tới quá trình hồi phục các tổn thương.

Sụn ở khớp mắt cá chân là phần có khả năng hồi phục nhanh nhất. Sụn ở khớp gối sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn và mô sụn cần nhiều thời gian để tái sinh nhất nằm ở khớp hông. Do chấn thương sụn khớp ở hông thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục nên nó cũng dễ dẫn đến viêm khớp hơn. Điều đó cũng góp phần giải thích tại sao chấn thương ở đầu gối và hông ở người thường dẫn đến viêm khớp và các cơn đau nhức hậu điều trị, còn chấn thương khớp cổ chân lành nhanh hơn mà không thường faay ra biến chứng nghiêm trọng nào.

Trong khám phá này, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi biết được khả năng tái sinh ở loài thằn lằn. Các mô của đầu móng chân và đuôi của chúng có tốc độ phát triển đặc biệt nhanh chóng. Và một phần của sự tái tạo này khá giống với sự phục hồi tổn thương ở các khớp xương ở con người.

Các chuyên gia khẳng định rằng quá trình tái tạo mô ở người, các loài động vật lưỡng cư, bò sát và cá được điều chỉnh bởi cùng các phân tử mRNA. Nhưng ở người các phân tử đó ít hoạt động hơn. Các hoạt động lớn nhất là của các phân tử ở trong khớp mắt cá chân.

Phát hiện của các nhà khoa học mà tiến sĩ Ming-Feng Hsueh, tác giả chính của công trình nghiên cứu ở Đại học Duke, gọi là “salamander bên trong” con người chúng ta, mở khả năng, mặc dù có giới hạn, trong việc khai thác sự tái sinh để tăng cường điều trị các khớp và thiết lập một cơ sở cho sự tái sinh chân tay của người.

Vũ An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.