SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 09/12/2024
  • Click để copy

Phát hiện hợp chất có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư da

15:25, 01/11/2022
(SHTT) - Các nhà khoa học từ Tây Ban Nha và Úc mới đây đã phát hiện được một hợp chất trong nọc độc bạch tuộc có khả năng làm chậm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư da.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học từ Tây Ban Nha và Úc đã công bố kết quả nghiên cứu về việc thành công xác định một hợp chất có trong nọc độc của loài bạch tuộc cát Nam Úc với khả năng làm chậm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư.

Theo mô tả, hợp chất này sẽ giúp chống lại sự kháng thuốc ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư hắc tố đột biến BRAF, một trong những dạng ung thư da nghiêm trong nhất được ghi nhận tại người hiện nay.

image

 

BRAF là một gene có liên quan đến việc điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Một đột biến trong gene này có thể khiến nó hoạt động sai, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát được của tế bào. Những đột biến BRAF này được thấy trong một nửa số trường hợp ung thư tế bào hắc tố, dạng ung thư da được cho là nguy hiểm nhất. Chúng có liên quan đến các dạng ung thư khác bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư hạch không Hodgkin và một số bệnh ung thư não.

Hiện các tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân u ác tính chủ yếu là kết hợp các chất ức chế BRAF hoặc MEK. Y học cũng đã đạt được kết quả tuyệt vời bằng liệu pháp miễn dịch và miễn dịch kết hợp. Nhưng các phương pháp điều trị này có nhược điểm là tỷ lệ đáp ứng thấp, độc tính và tác dụng ngoại ý, cũng như kháng thuốc.

Nhóm nghiên cứu nói trên đã thử nghiệm các đặc tính chống lại khối u của một nhóm các hợp chất nọc độc được sản xuất tổng hợp từ một loạt các loài động vật biển khác nhau. Họ nói rằng Peptide bạch tuộc ngăn chặn sự gia tăng của khối u ác tính đột biến BRAF, an toàn kể cả khi dùng với liều cao, không độc hại.

Vuong-quoc-Anh-Bach-tuoc-muc-la-nhung-sinh-vat-co-tri-giac-1-1280x720

 

Loài bạch tuộc cát phương nam được phát hiện vào năm 1990 và là loài bạch tuộc duy nhất được biết đến là có thể vùi mình sâu trong cát để lẩn trốn những kẻ săn mồi. Nhóm đã chỉ ra rằng peptide của bạch tuộc nhắm mục tiêu đặc biệt đến khối u ác tính đột biến BRAF, đột biến u ác tính nổi bật nhất.

Tuy nhiên, trước khi hợp chất này có thể sử dụng được trên bệnh nhân, cần phải thực hiện nhiều vòng kiểm tra trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng. Nó được xem là một ứng cử viên thuốc điều trị ung thư hắc tố đầy tiềm năng trong tương lai.

Hà Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Theo Interesting Engineering, các nhà khoa học đến từ Đại học Bristol và Cơ quan năng lượng nguyên tử Anh (UKAEA) mới đây đã phát triển thành công pịn kim cương carbon-14 đầu tiên trên thế giới. Theo tính toán, viên pịn này có thể cung cấp điện an toàn với độ bền cao lên tới hàng nghìn năm.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Tại Triển lãm quốc tế về khoa học công nghệ (SIIF 2024), đoàn Việt Nam đã mang về 1 giải Grand, 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và các giải quốc tế đặc biệt của các tổ chức quốc tế từ Ả Rập Xê Út, Singapore, Malaysia.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - OpenAI đã ra mắt ChatGPT Pro, gói đăng ký trị giá 200 USD (khoảng 5 triệu đồng) mỗi tháng dành cho chatbot hàng đầu của mình.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo trang Carscoops, Audi đang tiến hành triệu hồi hơn 4.600 xe Q5 PHEV và A7 PHEV tại Mỹ do nguy cơ quá nhiệt pin cao áp. Điều này làm gia tăng khả năng cháy nổ và gây mất an toàn cho người sử dụng phương tiện.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Hệ thống giải thưởng VinFuture gồm 4 hạng mục, trong đó một Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD (hơn 73 tỷ đồng) và ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD (hơn 12 tỷ đồng).
. ..