SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện hàng loạt chất cấm trong thực phẩm chức năng hỗ trợ người tập thể hình

07:12, 10/11/2017
(SHTT) - Các chất này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tương tự như ephadra – một loại thuốc kích thích có nguy cơ gây đột quỵ, đau tim và đã bị FDA cấm sử dụng từ năm 2003 khi nó liên quan đến 155 vụ tử vong.

Theo đó, mới đây một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Harvard và Tổ chức Y tế toàn cầu NFS đã chỉ ra các chất kích thích trong 6 loại thực phẩm chức năng dùng phổ biến có tác dụng hỗ trợ người tập thể hình tăng cơ bắp, giảm cân.

Các chất này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tương tự như ephadra – một loại thuốc kích thích có nguy cơ gây đột quỵ, đau tim và đã bị FDA cấm sử dụng từ năm 2003 khi nó liên quan đến 155 vụ tử vong.

Chất cấm đã được liệt kê dưới tên là ‘2-aminoisoheptane’ trên nhãn mác của các thực phẩm chức năng quen thuộc hỗ trợ tăng cơ, giảm cân như Game Day, Infrared, Simply Skinny Pollen, Cannibal Ferox AMPED, Triple X với liều lượng ephedra đủ để có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng.

tpcn3

Phát hiện hàng loạt chất cấm trong thực phẩm chức năng hỗ trợ người tập thể hình 

Các nhà nghiên cứu theo đó cũng đã phân tích kỹ 6 mẫu thực phẩm chức năng phổ biến có tác dụng hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng mà họ nghi ngờ rằng có thể bao gồm 3 thành phần tương tự như 3 chất kích thích đã bị cấm bởi FDA trong những năm gần đây.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, các thực phẩm chức năng bao gồm cả sản phẩm thuộc nhóm “Amazon Choice” (các sản phẩm được mua nhiều trên website mua hàng trực tuyến Amazon), và sản phẩm được đánh giá 5 sao Cannibal Ferox AMPED cũng liệt kê 2-aminoisoheptane trong bảng thành phần của họ.

Trước sự nguy hiểm của các chất này đối với sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu của Trường  Y Harvard, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Viện quốc tế NSF và Viện Y tế Công cộng và Môi trường Hà Lan (RIVM) khuyến cáo người dùng nên tìm hiểu kỹ thành phần về các thực phẩm chức năng có ý định sử dụng.

Được biết, trước đó, FDA đã yêu cầu phía nhà sản xuất các thực phẩm chức năng hỗ trợ việc ăn kiêng nộp lại thành phần (NDI) với các thông tin chứng minh tính an toàn của các thành phần trước khi sản phẩm được đưa ra lưu hành trên thị trường. 

Theo đó, không NDI nào mà FDA nhận được có sự “hiện diện” của 2-aminoisoheptane, điều này có thể hiểu là tính an toàn của thành phần trên vẫn chưa được khẳng định.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm 6 sản phẩm với nhãn dán có ghi 2-aminoisoheptane thì chỉ có một sản phẩm thực sự chưa thành phần này. Sau nhiều lần thử nghiệm chi tiết hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số thực phẩm chức năng có chứa chất DMAA và DMBA (hai thành phần đã bị FDA nghiêm cấm sử dụng từ lâu vì nguy cơ gây ra các bệnh về tim tương tự như chất ephedrine), hai chất này được “ngụy trang” dưới cái tên 2-aminoisoheptane.

Tại Việt Nam, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc được quảng cáo rầm rộ với tác dụng là tăng cân cũng như tăng cơ bắp. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "thuốc tăng cơ" trên Google hàng trăm loại thuốc sẽ được tìm thấy, đa số các loại thuốc trên đều được giới thiệu là có nguồn gốc, xuất xứ từ Mỹ, Úc, Canada…với công dụng tuyệt vời và giá cũng "trên trời" khi bình quân từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng/hộp.

Nhiều người muốn có thân hình đẹp, rắn chắc, lực lưỡng thường  tìm đến những sản phẩm này để tăng cường cơ bắp, rút ngắn thời gian tập luyện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, ẩn sau những lọ thuốc đó là những mối hiểm họa khôn lường.

PV 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên kết hữu ích