SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện cơ chế miễn dịch ‘có thể điều trị mọi loại ung thư’

15:07, 29/01/2020
(SHTT) - Các nhà khoa học thuộc ĐH Cardiff (xứ Wales) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng hứa hẹn có thể khai thác cơ chế miễn dịch trong cơ thể để điều trị mọi bệnh ung thư.

Theo Đài BBC (Anh), nhóm khoa học thuộc Đại học Cardiff đã tìm ra một cơ chế miễn dịch đặc biệt trong cơ thể người có thể khai thác để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi và nhiều ung thư khác trong các thử nghiệm tại phòng lab.

Các phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Nature Immunology. Mặc dù vẫn chưa được thử nghiệm trên người bệnh, song các nhà nghiên cứu nói phương pháp này "có tiềm năng rất lớn".

Theo nhóm chuyên gia, mặc dù công trình nghiên cứu của họ mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi, song kết quả thu được từ đó cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người trước các lây nhiễm, nó cũng có khả năng tấn công các tế bào ung thư.

Nhóm các nhà khoa học ở đại học Cardiff đã chủ định đi tìm kiếm những cách thức "phi truyền thống" và chưa được khám phá trước đây của hệ miễn dịch trong cách tấn công những khối u theo kiểu phòng vệ tự nhiên.

Cái họ tìm thấy chính là một loại tế bào T mới trong máu người. Đây là tế bào miễn dịch có thể "rà quét" cơ thể, "đánh giá tình hình" xem có nguy cơ nào với cơ thể mà những "chiến binh" bảo vệ cần loại bỏ không.

Sự khác biệt trong nghiên cứu của họ là loại tế bào T này có thể tấn công một loạt các loại ung thư. "Ở đây có khả năng là nó có thể điều trị mọi bệnh nhân ung thư", nhà nghiên cứu, giáo sư Andrew Sewell, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ thông tin với đài BBC.

"Trước đây chưa ai tin chuyện này là có thể", ông Andrew Sewell nói.

"Nó gợi ra tiềm năng về một liệu pháp điều trị kiểu như "một cỡ vừa cho tất cả", ông Andrew Sewell giải thích thêm, tức là chỉ một loại tế bào T nhưng có thể tiêu diệt nhiều kiểu tế bào ung thư khác nhau.

te-bao-t- tan-cong-te -bao-ung-thu

Hình mô phỏng các tế bào T tấn công tế bào ung thư trong cơ thể - Ảnh: SHUTTERSTOCK 

Các tế bào T có "các thụ thể" (receptor) trên bề mặt của chúng, cho phép chúng có thể "nhìn thấy" ở cấp độ hóa học, cấp độ đơn giản nhất trong hệ thống cấu trúc tế bào.

Theo đó, trong các thí nghiệm phòng lab, nhóm nghiên cứu đại học Cardiff phát hiện tế bào T và thụ thể của nó có thể tìm, diệt một loạt các tế bào ung thư như phổi, da, máu, ruột kết, vú, xương, tiền liệt, buồng trứng, gan và cổ tử cung.

Và điều quan trọng là tế bào T không "đụng" tới những mô lành (hay tế bào khỏe mạnh) trong cơ thể người.

Thông thường các tế bào T rất khó phân biệt giữa các tế bào ung thư và tế bào khỏe do cấu trúc gen tương tự của chúng, do đó chúng thường tấn công cả hai loại này.

Tuy nhiên loại tế bào T vừa được nhóm nghiên cứu phát hiện vẫn có khả năng phân biệt giữa hai loại và chỉ tấn công tế bào ung thư.

Các nhà khoa học nhận thấy trong quá trình hoạt động, loại thụ thể đặc biệt của tế bào T tương tác với một phân tử có tên là MR1 vốn có trên bề mặt của mọi tế bào trong cơ thể người. Phân tử MR1 sẽ phát tín hiệu cho thấy quá trình trao đổi chất rối loạn trong bên trong một tế bào ung thư tới hệ miễn dịch.

Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để biết rõ hơn về cơ chế hoạt động của loại thụ thể đặc biệt này.

"Chúng tôi là những người đầu tiên mô tả một tế bào T tìm thấy MR1 trong các tế bào ung thư, điều này chưa từng được thực hiện trước đây, đây là nghiên cứu đầu tiên loại này", nhà nghiên cứu Garry Dolton, thuộc nhóm nghiên cứu nói.

Hạ An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.