Phát hiện 125.338 website giả mạo cơ quan, tổ chức
Lừa đảo trên không gian mạng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Chỉ trong tháng 9, NCSC đã ghi nhận nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
Các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Trong tháng 9/2024, hệ thống của NCSC đã phát hiện 31 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng, trong đó các thương hiệu bị giả mạo thuộc hầu hết các lĩnh vực như: sàn thương mại điện tử, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngân hàng, các đơn vị chuyển phát…
Bên cạnh đó, hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 45.691 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước và hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet.
Trung tâm NCSC cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng/cao có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức.
Thực hiện phân tích, theo dõi và dự báo, cảnh báo sớm xu hướng về tấn công mạng, Cục An toàn thông tin phát hiện xu hướng tấn công mã hóa tống tiền (ransomware) tăng cao trong thời gian gần đây. Đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Thời gian qua, NCSC đã tiến hành thu thập, phân tích và phát hiện nhiều chỉ báo (Indicators of Compromise) về tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Các đơn vị cần chủ động rà soát các máy chủ, máy trạm, rà soát toàn bộ các hệ thống giám sát theo các chỉ báo mà NCSC cung cấp trong báo cáo nhằm xử lý sớm các rủi ro trong hệ thống, liên tục cập nhật các chỉ báo về tấn công mạng, đặc biệt là các chỉ báo đã được chia sẻ từ hệ thống của NCSC.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin đề nghị:
Một là, kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch tấn công; Chủ động theo dõi các thông tin liên quan đến đến các chiến dịch tấn công mạng nhằm thực hiện ngăn chặn sớm, tránh nguy cơ bị tấn công.
Hai là, tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Ba là, gửi báo cáo kết quả rà soát hệ thống về Cục An toàn thông tin chậm nhất trước ngày 25/10/2024. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, điện thoại 02432091616, [email protected].
TH
TIN LIÊN QUAN
-
Đà Nẵng: Để công nghệ sinh học đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững
-
Giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế lần thứ I: Liên kết khoa học và thực tiễn
-
Cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn cuối năm: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
-
Xây dựng mạng lưới nữ trí thức: Kết nối và Hợp tác vì sự phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
- báo giá dịch vụ seo uy tín