SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Phấn rôm gây ung thư buồng trứng và những bê bối về chất lượng sản phẩm của Johnson & Johnson

11:00, 23/08/2017
(SHTT) - Mới đây nhất, một phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng sau khi sử dụng sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson. Vụ việc này đã khiến hãng phải bồi thường số tiền kỷ lục. Tuy nhiên, đây không phải bê bối đầu tiên của Johnson & Johnson.

Phấn rôm gây ung thư buồng trứng: Johnson & Johnson phải bồi thường 417 triệu USD 

Phan rom Johnson & Johnson gay ung thu buong trung

Phấn rôm gây ung thư buồng trứng: Johnson & Johnson phải bồi thường 417 triệu USD  

Hãng  AP đưa tin, một bồi thẩm ở Los Angeles ngày 21/8 đã yêu cầu hãng Johnson & Johnson bồi thường khoản tiền kỷ lục 417 triệu USD cho nguyên đơn là bà Eva Echeverria, một người dân ở California, khi bà đang phải nằm viện đề điều trị bệnh ung thư buồng trứng.

Theo Reuters, vụ việc phấn rôm gây ung thư buồng trứng, đã khiến Johnson & Johnson phải bồi thường số tiền lớn nhất trong hàng loạt các cụ kiện  mà hãng phải ghánh chịu.

Hồ sơ của tòa án cho thấy,  bà Eva Echeverria, đã cáo buộc Johnson & Johnson đã không cảnh báo người tiêu dùng một cách thỏa đáng về nguy cơ gây ung thư ở sản phẩm phấn rôm trẻ em.

Bà đã từng dùng phấn rôm của hãng này để vệ sinh cá nhân mỗi ngày từ thập niên 1950 và kéo dài suốt trong vòng 40 năm. Đến năm 2007, bà bị chẩn đoán ung thư buồng trứng.

Ông Mark Robinson, luật sư của bà Echeverria, cho biết thân chủ của ông đang trong giai đoạn điều trị ung thư. Bà hy vọng phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ buộc Johnson & Johnson phải bổ sung các thông tin cảnh báo nguy hiểm lên bao bì sản phẩm của họ. Ông Robinson nói: "Bà Echeverria đang chết dần chết mòn vì ung thư buồng trứng và bà ấy nói với tôi rằng, tất cả những gì bà mong muốn chỉ là giúp những phụ nữ khác trên toàn nước Mỹ đã bị ung thư buồng trứng vì sử dụng sản phẩm của Johnson & Johnson trong 20 hay 30 năm".

Cũng theo luật sư của nguyên đơn, các chứng cứ trong vụ kiện đã bao gồm cả những tài liệu nội bộ trong nhiều thập kỷ "đã chứng tỏ với bồi thẩm đoàn rằng hãng Johnson & Johnson hiểu rõ nguy cơ của phấn rôm và chứng ung thư buồng trứng" nhưng không hề cảnh báo tới người dùng.

Trong khi đó, người phát ngôn của hãng Johnson & Johnson, bà Carol Goodrich, cho biết hãng sẽ tiến hành kháng cáo bởi có đầy đủ chứng cứ khoa học chứng minh phấn rôm nhãn hiệu Baby Powder do hãng sản xuất là an toàn.

Bà Goodrich cũng đồng thời trích dẫn báo cáo khoa học công bố  hồi tháng 4 của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ, trong đó nhấn mạnh "phần lớn các bằng chứng không cho thấy" việc tồn tại mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và tác hại của chất bột talc đối với bộ phận sinh dục.

Talc là một khoáng chất có trong tự nhiên, chứa các thành phần magie, silic, oxy và hydro. Từ lâu chất bột này đã được sử dụng trong công nghiệp chế tạo các sản phẩm như gạch men, lốp cao su, mỹ phẩm, giấy việt hoặc phụ gia làm trắng trong sơn...

Trong khi đó, thành phần chủ yếu trong phấn rôm là bột Talc. Với khả năng thấm nước, dầu và hút mùi nên sản phẩm này được nhiều người sử dụng, trong đó nhiều phụ nữ thường dùng để thoa vào những vùng dễ ra mồ hơi, giúp da thông thoáng và khử mùi.

Liên tiếp những sản phẩm của Johnson & Johnson dính "phốt"

Trước đó, vào tháng 5/2017, Bồi thẩm đoàn thành phố St. Louis, bang Missouri, miền Trung Tây nước Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu Johnson & Johnson bồi thường thiệt hại 307 triệu USD trong một vụ án tương tự khiến một phụ nữ tử vong vì ung thư buồng trứng sau khi sử dụng phấn rôm của hãng một thời gian dài. 

lois-slemp

Bà Lois Slemp hóa trị sau khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng 

Cụ thể, bà Lois Slemp (62 tuổi), người đang trải qua quá trình hóa trị sau khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng năm 2012, sau đó lan nhanh sang gan. Được biết, bà Slemp bị ung thư sau 40 năm dùng các sản phẩm chứa bột talc do Johnson & Johnson sản xuất, trong đó có Johnson & Johnson Baby Powder và Shower to Shower Powder. 

Trong khi đó, năm 2016 cũng đã diễn ra 3 phiên tòa xét xử khác ở St. Louis liên quan tới Johnson & Johnson và hãng này cũng bị xử thua kiện. Theo đó công ty này đã phải bồi thường cho các nguyên đơn lần lượt là 72 triệu USD, 70,1 triệu USD và 55 triệu USD. Tổng cộng là 307,6 triệu USD.

Không chỉ dính đến các vụ bê bối trong thời gian gần đây, Tập đoàn Johnson & Johnson cũng đã nhiều lần bị "cáo buộc" về chất lượng của sản phẩm.

phấn rôm trẻ em Johnson & Johnson nhiễm hóa chất

Cụ thể, năm 2013,  Ấn Độ đã phát hiện ra nhà máy Johnson & Johnson sử dụng chất ethylene oxide để tiệt trùng phấn bột trẻ em. Đây là một chất dùng để sản xuất nhiều hóa chất công nghiệp hay dùng khử trùng thiết bị y tế. Chất này có khả năng gây tổn thương đến phổi, gây buồn nôn, và thậm chí còn gây bệnh ung thư. 

Johnson & Johnson thu hồi thuốc hạ sốt trẻ em Tylenol
John son baby

 Johnson & Johnson thu hồi thuốc hạ sốt trẻ em Tylenol

Chỉ vài ngày sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh ở Ấn Độ vì loại phấn rôm có chứa hóa chất, Tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới này lại dính phải một bê bối ở chi nhánh Hàn Quốc. Tập đoàn này cho biết chi nhánh tại Hàn Quốc của hãng hiện phải thu hồi khẩn cấp thuốc hạ sốt trẻ em dạng siro Tylenol.

Nguyên nhân ban đầu được hãng công bố là do hệ thống sản xuất thuốc bị trục trặc ở khâu đóng chai, thậm chí có nhều lọ được bơm thuốc trực tiếp bằng tay, dẫn đến nồng độ không đạt tiêu chuẩn và mất an toàn. Chính phủ Hàn Quốc ngay sau đó đã cuộc để điều tra vụ việc này.

Nếu sử dụng quá liều, thuốc này có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, biếng ăn, gầy còi cho trẻ. Công ty này cảnh báo các bậc phụ huynh Hàn Quốc cần lưu ý theo dõi sát sao khi cho trẻ uống thuốc.

Bộ An toàn Thuốc và thực phẩm Hàn Quốc cho biết họ đã bắt đầu xem xét vụ việc và sẽ trừng phạt công ty nếu phát hiện hành vi vi phạm các quy định về thuốc và y học.

Johnson & Johnson thu hồi hàng ngàn tuýp kem nhiễm khuẩn
Johnson thu hoi san pham

 Johnson & Johnson đã thu hồi 2.200 tuýp kem dưỡng da cho bé Aveeno Baby. 

Trong khi đó, đợt kiểm tra vào năm 2012, cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) phát hiện một lô kem dưỡng da trẻ em có chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn so với thông số kỹ thuật cho phép.

Khoảng 2.200 chai kem dưỡng da với số hiệu 0161LK đã được thu hồi từ các cửa hàng trên toàn tiểu bang miền Nam nước Mỹ.

Sản phẩm đã được bán trên các bang Alabama, Arkansas, Florida, Georgia, Kansas, Louisiana, Mississippi, Tennessee và Texas.

Loại vi khuẩn trong lại kem dưỡng da này được xác định là có thể gây hại tới sức khỏe như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chất độc trong dầu gội đầu Johnson & Johnson

dau goi dau cua Johnson & Johnson

Chất độc trong dầu gội đầu Johnson & Johnson

Năm 2011, nhiều người tiêu dùng đã tẩy chay dòng sản phẩm dầu gội Baby Shampoo chăm sóc trẻ em nổi tiếng toàn cầu vì có chứa chất hóa học gây hại.

Theo thông tin từ CSC, loại dầu gội cho trẻ em của Johnson & Johnson chứa chất bảo quản quaternium-15 có tác dụng giải phóng formaldehyde để diệt khuẩn trong các loại hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên, formaldehyde cũng thường được sử dụng để ướp xác và đã bị liệt vào danh sách các chất gây ung thư của Bộ Y tế Mỹ. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp.

Hóa chất thứ hai được tìm thấy là 1,4-dioxane, cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ung thư. Đây là sản phẩm phụ của quá trình biến hóa chất thành dễ hòa tan và dịu nhẹ hơn cho da.

Thuốc trị thiếu máu của Johnson & Johnson chứa mảnh thủy tinh cực nhỏ

thuoc J&J chua manh thuy tinh

Thuốc trị thiếu máu của Johnson & Johnson chứa mảnh thủy tinh cực nhỏ

Cụ thể, vào năm 2010, Công ty công nghệ sinh học Amgen của California (Mỹ) đưa ra cảnh báo với người tiêu dùng rằng một số lô thuốc Epogen và Procrit chữa bệnh thiếu máu của hãng Johnson & Johnson có thể chứa "những mảnh thủy tinh cực nhỏ". Epogen được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu ở những bệnh nhân suy thận đang lọc máu, còn Procrit xử lý tình trạng thiếu máu ở các bệnh nhân ung thư đang được hóa trị và một số bệnh nhân HIV. Những mảnh thủy tinh này hầu như "vô hình", hiện cũng chưa có báo cáo về các sự cố nghiêm trọng liên quan đến những mảnh thủy tinh này trong thuốc. Tuy nhiên, nó cũng có nguy cơ "dù rất thấp" gây ra hiện tượng cục máu đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tú Hảo

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.