SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 14/10/2024
  • Click để copy

Phán quyết Hermès thắng kiện trong việc sử dụng logo chữ H

07:11, 14/03/2023
(SHTT) - Mới đây, toà án tối cao Delhi, Ấn Độ đưa ra phán quyết tuyên bố logo chữ “H” cách điệu của công ty thời trang đến từ Pháp, Hermès International là nhãn hiệu mang tính biểu tượng của hãng trong vụ kiện giữa Hermès và một công ty chuyên sản xuất giày dép có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ.

Trước đó, Hermès được biết đến là một thương hiệu nổi tiếng xa xỉ, sang trọng. Được thành lập từ năm 1837, Hermès chuyên phục vụ cho các tầng lớp quý tộc từ châu Âu tới châu Á. Đến ngày nay, hãng thời trang lâu đời này vẫn giữ ngôi vương trong làng thời trang thế giới với các sản phẩm đặc trưng như cà vạt, khăn lụa… Trong đó, chữ “H” cũng là một đặc điểm nhận dạng thời trang Hermès. 

Vào tháng 12 năm ngoái, Hermès phát hiện công ty thời trang và phụ kiện Ấn Độ có tên Crimzon đã kinh doanh các sản phẩm tương tự với các nhãn hiệu đã được Hermès đăng ký quốc tế. Hãng thời trang đến từ Pháp cho biết Crimzon đã đưa sản phẩm của công ty lên các trang mạng xã hội và các trang web thương mại điện tử thuộc bên thứ ba. 

Phía Crimzon phản hồi, công ty này không có ý định sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký “H ORAN” của Hermès (đôi dép Hermès mang logo chữ “H”). Họ cũng sẽ ngưng sử dụng nhãn hiệu chữ “H” này nếu hãng thời trang Pháp yêu cầu.

th (4)

 

Thẩm phán C Hari Shankar đã tuyên bố logo “H” là nhãn hiệu nổi tiếng theo các điều khoản của mục 2(z)(g) của Đạo luật nhãn hiệu của Ấn Độ năm 1999. Tòa án đã áp dụng các quy tắc theo Mục 11(6) của Đạo luật này, bao gồm: kiến thức và sự công nhận nhãn hiệu trong các bộ phận công chúng liên quan bao gồm người tiêu dùng, bên kinh doanh và đại lý; mức độ sử dụng cũng như các hoạt động khuyến mại; và hồ sơ đăng ký là hồ sơ thực thi ở cấp quốc gia và toàn cầu.

Pravin Anand, luật sư của Hermès International cho biết: Phán quyết này sẽ cung cấp biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ đối với việc bảo vệ các nhãn hiệu nổi tiếng trong một ngành thời trang đang diễn ra nhiều tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến, nếu không muốn nói đó là hành vi phá hủy hoàn toàn các nhãn hiệu nổi tiếng.

Là một trong những thương hiệu túi danh giá nhất thế giới, Hermes thường phải "nóng mặt" khi các mẫu túi Berkin, khăn lụa và cà vạt giá hàng triệu USD của hãng bị làm giả tràn lan. Các sản phẩm bằng da của hãng này cũng thường bị làm nhái. Tháng 7/2014, một lô thắt lưng Hermes nhái trị giá 3,2 triệu USD đã bị phát hiện và tịch thu tại cảng Los Angeles.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu của Cục QLTT tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng trên 70 nghìn sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm các loại, có tổng giá trị khoảng 1,7 tỷ đồng.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác rà soát trên mạng xã hội Facebook, Đội QLTT số 6 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và xử phạt 03 hộ kinh doanh kinh doanh các mặt hàng là điện thoại và phụ kiện điện thoại.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sở Y tế Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về việc xuất hiện các sản phẩm thuốc Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Nhiều cơ sở làm đẹp sử dụng các mỹ từ như “trẻ hóa công nghệ cao”, “thần dược”, “điều trị” để quảng cáo về phương pháp tiêm chất làm đầy cho khách hàng. Nhưng thực chất, đây lại là những cơ sở không đủ điều kiện để thực hiện và nguồn gốc sản phẩm cũng không rõ ràng.
Liên kết hữu ích