SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Phần lớn bằng sáng chế ở Việt Nam được cấp cho người nước ngoài: Nguyên nhân do đâu?

07:48, 21/07/2020
(SHTT) - Tại hội thảo “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học, bài học từ các nước, hiện trạng và đề xuất mô hình thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học”, các chuyên gia đã chỉ ra rằng 90% bằng sáng chế ở Việt Nam được cấp cho người nước ngoài.

Vào chiều 20/7/2020, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Sihub) tổ chức hội thảo “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học, bài học từ các nước, hiện trạng và đề xuất mô hình thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học”. 

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, hội thảo đã chia sẻ các bài học kinh nghiệm và mô hình thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc, Đức, Úc… Qua đó cung cấp cái nhìn đầy đủ về hiện trạng hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, chính sách, lỗ hổng, rào cản khiến cho việc đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra thị trường gặp khó khăn, đồng thời giới thiệu và đề xuất một số mô hình nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu phù hợp với quy mô các trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam.

sang che

 Phần lớn bằng sáng chế ở Việt Nam được cấp cho người nước ngoài: Nguyên nhân do đâu?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Huyền Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia TPHCM), quá trình chuyển giao công nghệ giữa đại học – doanh nghiệp đang là vấn đề còn nhiều bất cập, hạn chế, là vấn đề cấp thiết trong phát triển nghiên cứu khoa học.

Chỉ ra các nguyên nhân, Thạc sĩ Huyền Trang cho rằng, về phía trường đại học thì việc triển khai cơ chế bảo hộ, quản lý, khai thác tài sản trí tuệ trong các viện, trường còn nhiều bấp cập, chưa đạt yêu cầu. Nhiều trường chưa thành lập bộ phận quản trị tài sản trí tuệ hoặc có nhưng hoạt động thiếu hiệu quả.

Trường đại học cũng thiếu những công trình, sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tâm lý nản lòng bởi các quy định.

Thạc sĩ Huyền Trang cho biết: “Trong việc công bố kết quả nghiên cứu, đa số các nhà khoa học lựa chọn hướng công bố bài báo hơn là lựa chọn thực hiện việc đăng ký sáng chế. Khi tài sản trí tuệ được phát sinh rồi, thì việc thực hiện quy trình, các thủ tục để chuyển giao, đúng là có các yếu tố nhà nước, yếu tố thủ tục còn khó khăn rất nhiều dẫn đến nhà khoa học nản lòng”.

Đặc biệt, ThS Huyền Trang cho biết năm 2017 là năm Việt Nam có nhiều bằng độc quyền sáng chế được cấp nhiều nhất - 109 bằng (chiếm chưa đến 7% số bằng được cấp trong năm). Trong khi đó, số bằng độc quyền sáng chế cấp cho các chủ thể nước ngoài là 1.636 (chiếm đến hơn 93% số bằng được cấp trong năm).

Nếu so sánh với một số nước trong khu vực Asean+ 3 thì chúng ta đứng cuối và cách biệt khá xa với Thái Lan, Singapore. Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, năm 2017, tổng số đơn sáng chế và giải pháp hữu ích của Thái Lan, Malaysia và Việt Nam lần lượt là 3.133, 1.439 và 669.

"Hiện vẫn còn khoảng 10% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ từ những năm 1970, 30% sử dụng công nghệ từ những năm 1980 và 50% sử dụng công nghệ từ những năm 1990. Chính vì sử dụng công nghệ lạc hậu, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt không đáp ứng được chất lượng, mẫu mã nên sức cạnh tranh thấp" – Ths Huyền Trang nói.

Hải Lam

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.