SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 30/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Phần Lan chính thức chuyển giao công nghệ truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain cho Việt Nam

07:40, 03/11/2019
(SHTT) - Với việc ký kết chuyển giao công nghệ truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain giữa hai nước, người dùng Việt Nam trước khi đưa ra quyết định mua hàng có thể biết rõ quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.

Chiều 31/10 vừa qua, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký hợp tác cùng doanh nghiệp Phần Lan chuyển giao giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain tại Việt Nam.

Việc triển khai các giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp Việt chứng minh về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.Trước mắt Phần Lan sẽ tài trợ dự án thí điểm cho một doanh nghiệp của Việt Nam.

truy xuat nguon goc san pham ung dung cong nghe blockchain

Với việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm, người dùng trước khi thực hiện quyết định mua có thể biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ  và quy trình sản xuất của hàng hóa. 

Ông Phạm Lê Cường, Giám đốc QUACERT cho biết, việc truy xuất nguồn gốc đang là yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp. Hiện thị trường nội địa đang tạo sức ép lớn và các nước nhập khẩu cũng luôn đòi hỏi sự minh bạch thông tin do doanh nghiệp cung cấp về chuỗi cung ứng sản phẩm.

Ứng dụng giải pháp này, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm sẽ được mã hóa có tính hệ thống và không thể can thiệp, chỉnh sửa theo ý muốn của doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh.

Ví dụ, thông tin về ngày sản xuất hàng hóa hoặc thành phần nào đó vào một thời điểm nhất định, không ai có thể xóa thông tin đó theo mục đích có lợi, kể cả chủ sở hữu cũng không thể sửa chữa hay thay đổi.

truy xuat nguon goc ung dung cong nghe blockchain

 

Thông tin được hệ thống sẽ thu thập, lưu trữ liên tục cả chuỗi sản xuất, có khả năng truy xuất chính xác nguồn gốc sản phẩm theo các mục đích khác nhau. Như vậy với doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường châu Âu và các nước yêu cầu cao sẽ có cơ sở để chứng minh được tính minh bạch, khách quan về chất lượng sản phẩm. 

Từ quý III/2019, Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1) mà Việt Nam là thành viên yêu cầu tất cả doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu phải cập nhật đồng bộ đủ bảy thuộc tính của hàng hóa lên hệ thống dữ liệu đám mây (iCloud).

Bảy thuộc tính gồm: mã thương phẩm toàn cầu, nhãn hiệu sản phẩm, mô tả sản phẩm, tên chủ sở hữu, hình ảnh sản phẩm, thị trường mục tiêu, phân loại sản phẩm toàn cầu. Nếu không đồng bộ, thống nhất các thông số này, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc buôn bán trực tiếp trên mạng sẽ không bán được hàng hóa.

Bảo An

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã banh hành Kế hoạch số 238/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức và doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Trong triết lý phát triển Thủ đô, các trụ cột xuyên suốt cần chú trọng là các yếu tố văn hoá, văn hiến, văn minh Thăng Long, giúp Hà Nội sánh vai cùng thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho thấy, mưa lũ đã làm 2 người mất tích, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, cuốn trôi 1.108 con lợn.
Tin tức 13 giờ trước
Tại không gian Điểm hẹn liên văn hóa Lan Viên Cố Tích 2 (Bạch Đằng, TP Huế), nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Ban vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Huế tổ chức họp chuẩn bị ra mắt và giới thiệu vai trò, hoạt động của Hội.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham gia của đội ngũ tri thức, nhà khoa học đến từ 80 trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.