SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Phân biệt phát minh và sáng chế dưới góc nhìn pháp lý sở hữu trí tuệ

07:25, 25/04/2019
Câu hỏi: Tôi thường hay bị nhầm lẫn giữa phát minh và sáng chế. Vậy cho tôi hỏi điểm giống và khác nhau giữa 2 khái niệm này là gì và hình thức bảo hộ, điều kiện bảo hộ của phát minh và sáng chế có giống nhau không?

 Trả lời:

Khái niệm:

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Phát minh: Sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Phát minh phản ánh các mối quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng trong thế giới hiện thực”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế: Giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ số 5.

phan biet phat minh va sang che

 

Bản chất:

Phát minh chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.

Sáng chế không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.

Hình thức bảo hộ:

Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Điều kiện bảo hộ:

Phát minh thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ.

Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ sđ, bs 2009, đó là: 

– Có tính mới (so với thế giới).

– Có trình độ sáng tạo

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết.

Minh Thư

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.