SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

'Hồn nhiên' ký tên lên tranh sao chép, Phạm Hồng Minh đã xâm phạm quyền tác giả!?

17:23, 08/11/2022
Luật sư cho rằng ký tên lên tranh là hành động đánh dấu sự sở hữu của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo. Vì vậy, việc Phạm Hồng Minh ký tên vào 2 tranh chép của hoạ sĩ Lê Thế Anh đã có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.

Liên quan đến sự việc họa sĩ Phạm Hồng Minh bị 'tố' sao chép và ký tên lên tranh nhái, theo Luật sư Huỳnh Duy Toàn, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản của tác giả. Theo đó chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác tạo ra bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được quy định trong điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi bổ sung năm 2009).

Cụ thể, khoản 1 điều 25 quy định các trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, gồm: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;...

Như vậy, bức tranh "Lì xì nhé" và "Cô gái Dao đỏ" hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của hoạ sĩ Lê Thế Anh. Trường hợp này, họa sĩ Phạm Hồng Minh mua, sở hữu các bản sao 2 bức tranh này nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, chưa có cơ sở nào để xác định thuộc trường hợp được quyền sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền.

Các bức tranh này đều mới được sáng tác và công bố gần đây, năm 2016 và năm 2013. Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định tác phẩm hội họa là tác phẩm tạo hình có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, tức hiện nay vẫn còn trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

“Do đó, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả là xâm phạm quyền tác giả của ông Lê Thế Anh. Qua đó, có thể nhận định ông Phạm Hồng Minh đang sở hữu tác phẩm xâm phạm quyền tác giả. Bản sao tác phẩm này cần được xử lý theo quy định pháp luật”, Luật sư Huỳnh Duy Toàn nói.

313106822_2509130295892730_8108399808053830869_n

 "Đây là bản so sánh hai chữ viết của Phạm Hồng Minh trên giấy viết và trên tranh chép" - Họa sĩ Lê Thế Anh chia sẻ trên trang cá nhân. Ảnh: Họa sĩ Lê Thế Anh

Theo Luật sư Huỳnh Duy Toàn, họa sĩ Phạm Hồng Minh ký tên lên bức tranh với lý lẽ "vì yêu thích" là đã xâm phạm đến sự toàn vẹn, nguyên trạng của tác phẩm; qua đó có thể xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Đồng thời, chữ ký là một dấu hiệu quan trọng để xác lập và giúp nhận diện quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm hội họa. Do đó có thể nhận định việc cố ý ký tên lên tác phẩm của người khác là có dấu hiệu của hành vi mạo danh tác giả.

Phạm Hồng Minh được nhiều người biết đến qua cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam - Vietnam’s Got Talent 2012 với những tiết mục trình diễn vẽ tranh bằng lửa, nước, kim tuyến…

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, hoạ sĩ Lê Thế Anh - giảng viên tại Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đăng tải việc Phạm Hồng Minh ký tên vào 2 tranh chép tác phẩm "Lì xì nhé" và "Cô gái Dao đỏ" của mình. Tuy nhiên, khi trả lời các phương tiện truyền thông, Phạm Hồng Minh đã không nhận ký vào bất kỳ tác phẩm nào.

li-xi-nhe-1936

 Bức tranh có tên "Lì xì nhé"của hoạ sĩ Lê Thế Anh (bên phải) bị Phạm Hồng Minh sao chép lại (bên trái). Ảnh: Họa sĩ Lê Thế Anh

Theo họa sĩ Lê Thế Anh, chữ ký trên các văn bản nói chung và đặc biệt là với tác phẩm hội hoạ nói riêng vô cùng quan trọng. Bất luận, tranh ấy là Phạm Hồng Minh chép hay người khác chép thì chỉ cần Minh ký vào đó, nghiễm nhiên hiểu tranh đó là của Phạm Hồng Minh vẽ ra, đồng thời là tác giả. Hơn nữa, việc ký tên vào tác phẩm được hiểu là việc đánh dấu sự sở hữu của tác giả lên tác phẩm do mình sáng tạo nên. Chữ ký của tác giả cũng là một phần không tách rời đối với toàn bộ bức tranh.

Họa sĩ Lê Thế Anh khẳng định nếu Phạm Hồng Minh không có thành ý nhận lỗi, có thể dẫn tới việc Phạm Hồng Minh phải làm việc với luật sư, tòa án trong tương lai gần.

Trước đó, phản pháo ngay trên mạng xã hội, Phạm Hồng Minh gay gắt: "Khi đã mua tranh về, đó là quyền sở hữu của người mua, nên họ viết, ký, vẽ hay bán lại cho ai đó là quyền lợi!!! Chúng ta là những người lớn, những cuộc sống lo toan bộn bề… Chúng ta cần tìm sự bình yên hơn là phiền phức rắc rối, nhưng anh lại gieo sự phiền phức rắc rối này cho Minh!?".

Hành vi của tổ chức, cá nhân sao chép tranh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có quyền tác giả của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Võ Liên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh tại huyện Hoài Đức, qua đó phát hiện số lượng lớn.