Phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế có nhiều điểm mới
(SHTT) - Bộ Y tế và Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đã họp, cập nhật lần 3 phác đồ điều trị Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới.
-
Bộ Y tế gửi công văn hỏa tốc tìm các bệnh nhân khám tại BV Bạch Mai từ ngày 10/3
-
Thông tin cụ thể ca nhiễm Covid-19 thứ 149 đến 153 tại Việt Nam
-
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn rất lớn
-
Phòng dịch COVID-19: Xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người
Cuộc họp có sự tham dự của GS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Giám đốc Trung tâm điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Theo đó, các chuyên gia Hội đồng chuyên môn đã xem xét và cho ý kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của WHO và của một số nước trên thế giới.

Phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế có nhiều điểm mới
Ngoài ra, Hội đồng chuyên môn cũng xem xét và đánh giá đối với một số thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng.
Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19, nên Bộ Y tế chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị. Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
Các chuyên gia cũng khẳng định, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19. Tất cả cả các thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính. Việc sử dụng thuốc trong điều trị Covid-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, người dân không tự ý sử dụng thuốc tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) thay thế phiên hướng dẫn trước đó được ban hành ngày 6/2.
Trong đó có một số điểm mới như thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.
Trường hợp nghi ngờ là người có bệnh sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính và không lý giải được bằng các căn nguyên khác và/hoặc có tiền sử đến/qua/ở từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 khoảng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh. Hoặc là người có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Một điểm mới khác là hướng dẫn này là cũng yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu đến khi có diễn biến nặng thường 7-8 ngày.
Ngoài ra, với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.
Hướng dẫn này cũng yêu cầu người bệnh sau khi điều trị khỏi bệnh ra viện, cần tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Thanh Tú
-
Nhà báo Trần Tuấn Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống
Nhân bản vô tính - Tiềm năng khôi phục những giống loài đã tuyệt chủng trên Trái Đất
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dự kiến ngày 8/3 sẽ tiêm vắc xin COVID-19 mũi đầu tiên
Tỉnh Quảng Ninh: Công tác QLNN về sở hữu trí tuệ đạt nhiều kết quả nổi bật có tính bước ngoặt
-
Nhà báo Trần Tuấn Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống
-
Nhân bản vô tính - Tiềm năng khôi phục những giống loài đã tuyệt chủng trên Trái Đất
-
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dự kiến ngày 8/3 sẽ tiêm vắc xin COVID-19 mũi đầu tiên
-
Tỉnh Quảng Ninh: Công tác QLNN về sở hữu trí tuệ đạt nhiều kết quả nổi bật có tính bước ngoặt
-
Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Lạng Sơn: Xử phạt và truy thu 150 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng lậu
-
Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Không bắt buộc học tiếng Hàn, tiếng Đức trong chương trình phổ thông
-
Tiền Giang: Bắt giữ số lượng lớn thuốc lá điều nhập lậu về Việt Nam
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Vi phạm quyền riêng tư, Facebook phải bồi thường 650 triệu USD
-
Nhân bản vô tính - Tiềm năng khôi phục những giống loài đã tuyệt chủng trên Trái Đất
-
Nhà báo Trần Tuấn Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống
-
Phát triển thành công miếng dán cho phép cá nhân tự tiêm vaccine
-
Tiến sĩ Việt tận dụng phế phẩm từ tôm cua để xử lý nước thải
-
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dự kiến ngày 8/3 sẽ tiêm vắc xin COVID-19 mũi đầu tiên
-
Apax Holdings: Doanh thu đạt 622 tỷ đồng trong Quý IV/2020
-
Kérastase Genesis có tác động kép làm giảm 84% tình trạng rụng tóc
-
SCB tri ân khách hàng nữ nhân dịp 8/3
-
Dự báo thời tiết hôm nay 5/3: Hà Nội có mưa, trời rét