SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

PGS - TS. Mai Hà: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao 2030 cần đột phá

07:27, 24/03/2020
(SHTT) - PGS - TS. Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách KHCN đánh giá Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao 2030 cần đột phá nhiều hơn nữa để đạt được các mục tiêu nhất định.

Trong tháng 3/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030”. TS Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Góp mặt tại Hội thảo, PGS-TS. Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách KHCN đánh giá khá cao những mục tiêu chương trình đề ra. 

cnc 1

 PGS. TS Mai Hà: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao 2030 cần đột phá

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết: "Trong dự thảo cần nêu rõ tính đột phá, hay tính khác biệt/tiến bộ cơ bản của Chương trình 2030 so với Chương trình  2020.

Để Chương trình 2030 đảm bảo được tính khả thi cao, Ban soạn thảo Chương trình 2030 cần đề xuất Danh mục các Đề án kèm theo để thực hiện Chương trình 2030, mỗi Đề án cần nêu Mục tiêu, các nội dung đi kèm theo chỉ tiêu thực hiện và (đương nhiên nêu luôn nguồn kinh phí nhà nước và nguồn kinh phí huy động từ Doanh nghiệp ra sao)".

Cùng với đó, PGS-TS. Mai Hà cũng hy vọng Việt Nam sẽ tiếp cận, chuyển giao, làm chủ nhanh chóng các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ nguồn thông qua con đường hợp tác và hội nhập quốc tế là con đường hiệu quả và rút ngắn.

Công nghệ nguồn trong các lĩnh vực CNC chỉ được tạo ra tại một số rất ít quốc gia phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nga, Israel và Nhật Bản vì nó đòi hỏi phải có tiềm lực KH&CN và kinh tế mạnh. Là nước đi sau, để có và làm chủ được CNC, chúng ta phải có chiến lược hợp tác với các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia có công nghệ nguồn để tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp của ta hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mà trong trước chưa tạo ra được. Tranh thủ các kênh song phương và đa phương, huy động nhiều nguồn lực, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả những biện pháp đặc biệt.

Ông cũng nhấn mạnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có yếu tố chuyển giao CNC là một kênh hết sức quan trọng để tiếp cận, nắm bắt và làm chủ CNC trong một số lĩnh vực ưu tiên của đất nước. Cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chủ động bố trí cán bộ KH&CN có năng lực làm việc tại những khâu trọng yếu liên quan đến nắm bắt, làm chủ và phát triển CNC trong các liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Không chỉ vậy, Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam còn hy vọng Việt Nam sẽ tăng cường trao đổi chuyên gia, cử nhiều cán bộ KH&CN trẻ, có năng lực theo học các ngành CNC ở các nước phát triển, làm việc dài hạn trong các phòng thí nghiệm tiên tiến của thế giới. Có chính sách hiệu quả trong thu hút các nhà KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà KH&CN nước ngoài tới làm việc tại các phòng thí nghiệm trọng điểm, các viện nghiên cứu của Việt Nam.

Ông cũng đề cao việc tăng cường và chủ động trong công tác thu thập, xử lý và phổ biến thông tin CNC của thế giới về những lĩnh vực chiến lược của đất nước. Đẩy mạnh công tác cảnh báo công nghệ kết hợp với việc triển khai mạng lưới các tham tán, tùy viên KH&CN tại các địa bàn trọng yếu.

"Xác định các lĩnh vực ưu tiên trong ứng dụng và phát triển công nghệ cao để xác định các yếu tố đột phá trong Chương trình 2030: Nước ta còn nghèo, do vậy đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNC ở Việt Nam phải tập trung, xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững, lợi thế của đất nước trong khu vực và phù hợp với xu thế phát triển và chuyển giao CNC của thế giới trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập quốc tế rộng mở. Trong từng giai đoạn, Nhà nước tập trung đầu tư ứng dụng và phát triển một cách chọn lọc một số CNC có ý nghĩa chiến lược, có sức lan tỏa và có khả năng áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội

Huy động các nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao: Để ứng dụng và phát triển CNC, các nước đều phải đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các doanh nghiệp. Các chương trình phát triển CNC quốc gia thường được các nước sử dụng để huy động, điều phối và phát huy các nguồn lực cần thiết một cách hiệu quả nhất. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một kênh huy động vốn quan trọng cho việc ươm tạo và phát triển CNC, doanh nghiệp CNC",  PGS.TS Mai Hà cho biết thêm.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.