Petrovietnam lập nhiều kỷ lục trong sản xuất kinh doanh, tạo đà 'vươn tới đỉnh cao mới'
Những kết quả ấn tượng trong sản xuất kinh doanh
Petrovietnam rơi vào khủng hoảng toàn diện trong giai đoạn 2016-2019, đánh dấu thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử của Tập đoàn. Nguyên nhân đến từ các khó khăn nội tại, sự suy giảm niềm tin và tình hình thị trường bất ổn khiến sản lượng khai thác liên tục giảm. Nhiều dự án, đặc biệt là các dự án điện, rơi vào tình trạng bế tắc, các đơn vị thành viên phải đối mặt với thua lỗ triền miên, dường như không có lối thoát.
Để vượt qua khủng hoảng và đối mặt với những thách thức mới, Petrovietnam đã triển khai đồng bộ, quyết liệt hàng loạt giải pháp từ năm 2020 nhằm biến “nguy” thành “cơ.” Với việc áp dụng chiến lược “Quản trị biến động” thành công, Petrovietnam không chỉ vượt khó ngoạn mục mà còn đạt được những kết quả ấn tượng, trở thành nền tảng cho sự phục hồi và phát triển bền vững của Tập đoàn.
Cụ thể, với phương châm “Quản trị biến động - Tối ưu giá trị - Đẩy mạnh tiêu thụ - Nỗ lực vượt khó - Nắm bắt cơ hội - An toàn về đích”, Petrovietnam đã vượt qua khủng hoảng kép của đại dịch COVID-19 và giá dầu thô giảm mạnh vào năm 2020 - một thử thách chưa từng có trong lịch sử. Đáng chú ý, với nỗ lực từ chiến lược “quản trị biến động”, Petrovietnam đã là một trong số ít các tập đoàn dầu khí trên thế giới giữ vững lợi nhuận, đạt gần 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn khó khăn nhất.
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch tiếp tục lan rộng và kinh tế toàn cầu lao đao, Petrovietnam lại một lần nữa đối mặt với tình thế khó khăn do sức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, khí tự nhiên, và đạm đều giảm mạnh. Tuy nhiên, từ bài học ứng phó hiệu quả năm 2020, Tập đoàn đã đưa ra phương châm hành động năm 2021 là “Quản trị biến động - Tối đa giá trị - Mở rộng thị trường - Tận dụng cơ hội - Liên kết đầu tư - Phục hồi tăng trưởng”. Những nỗ lực này đã giúp Petrovietnam đạt mục tiêu phục hồi tăng trưởng và vượt qua các sóng gió lớn, hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Năm 2022, Petrovietnam phải đối mặt với một loạt các biến động địa chính trị, từ xung đột đến hậu quả của đại dịch. Nhưng thay vì bị áp lực chồng chéo, Tập đoàn đã tận dụng thời cơ từ các thay đổi trong thị trường năng lượng và đưa ra phương châm “Quản trị biến động - Đón đầu xu hướng - Kết nối nguồn lực - Phát huy công nghệ - Thúc đẩy đầu tư - Phát triển bền vững”. Chính nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Petrovietnam đã thiết lập nhiều kỷ lục về sản lượng và doanh thu, trở thành một trong những đơn vị chủ chốt đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Năm 2022, Petrovietnam phải đối mặt với một loạt các biến động địa chính trị, từ xung đột đến hậu quả của đại dịch. Nhưng thay vì bị áp lực chồng chéo, Tập đoàn đã tận dụng thời cơ từ các thay đổi trong thị trường năng lượng và đưa ra phương châm “Quản trị biến động - Đón đầu xu hướng - Kết nối nguồn lực - Phát huy công nghệ - Thúc đẩy đầu tư - Phát triển bền vững”. Chính nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Petrovietnam đã thiết lập nhiều kỷ lục về sản lượng và doanh thu, trở thành một trong những đơn vị chủ chốt đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Bước vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dầu khí nói riêng tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Giá dầu thô suy giảm mạnh từ 17-38%, cùng với những biến động lớn về cung - cầu và áp lực cạnh tranh trong thị trường năng lượng. Đối với Petrovietnam, đây không chỉ là năm của thách thức mà còn là cơ hội để khẳng định sức mạnh từ đổi mới quản trị. Bằng phương châm hành động “Quản trị biến động - Mở rộng quy mô - Tăng tốc chuyển đổi số - Dịch chuyển mô hình - Nâng cao năng suất - Tái tạo kinh doanh”, Petrovietnam đã đạt được những kết quả vượt bậc.
Cụ thể, năm 2023, sản lượng đạm sản xuất của Tập đoàn đạt 1,76 triệu tấn, vượt 10,3% kế hoạch năm, trong đó sản lượng đạm hạt đục đạt 950 nghìn tấn - mức kỷ lục kể từ khi Tập đoàn có tấn sản phẩm đạm hạt đục đầu tiên (ngày 29/01/2012) đến đầu năm 2024.
Sản xuất xăng dầu đạt 7,36 triệu tấn, vượt 33,2% kế hoạch năm 2023, tăng 5,8% so với năm 2022. Đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 01/6/2010, cao hơn 400 nghìn tấn so với mức kỷ lục năm 2022 đã thiết lập. Các đơn vị của Tập đoàn cũng thiết lập những kỷ lục riêng trong năm 2023 như PVOIL lập kỷ lục kinh doanh xăng dầu với 5,21 triệu m3; PV GAS lập kỷ lục kinh doanh LPG với gần 2,5 triệu tấn.
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn 11,6 nghìn tỷ đồng so với kỷ lục năm 2022 (931,2 nghìn tỷ đồng), tương đương 9,2% GDP cả nước. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 151,8 nghìn tỷ đồng, vượt 94% lần kế hoạch năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023.
Bước sang năm 2024, với mục tiêu đặt ra năm sau cao hơn năm trước, Tập đoàn phấn đấu đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng từ 3,5-6%, doanh thu đạt trên 970 nghìn tỷ đồng, thúc đẩy đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho phát triển dài hạn.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của Petrovietnam ước đạt 736.500 tỉ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn ước đạt 115.200 tỉ đồng; hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính cả năm 2024 theo kế hoạch pháp lệnh Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Hội đồng Thành viên giao, về đích trước từ 3-5 tháng. Trong đó, 5/6 chỉ tiêu tăng trưởng từ 9-31%: doanh thu toàn Tập đoàn tăng 12%; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 14%.
Với kết quả đạt được trong những năm qua, tính đến tháng 6/2024, Petrovietnam đã hoàn thành 10/12 chỉ tiêu theo kế hoạch 5 năm 2021-2025, đặc biệt là 2 chỉ tiêu rất quan trọng là lợi nhuận và nộp ngân sách. Ước đến hết năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm về tổng doanh thu. Như vậy, sau 3 năm (2021-2024) Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Petrovietnam vững vàng dẫn đầu Top Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024
Mới đây, Petrovietnam đã được vinh danh là thương hiệu dẫn đầu Top Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024 khẳng định vai trò của một Tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền tổ quốc; cùng với định hướng phát triển bền vững trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia. Điều này đã thể hiện thương hiệu Petrovietnam có tốc độ tăng trưởng giá trị cao, liên tiếp có mặt trong Top 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Theo đánh giá của Brand Finance, năm 2023, giá trị thương hiệu Petrovietnam đạt 1,382 tỷ USD (tăng 7% so với năm 2022 là 1,296 tỷ USD) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA-. Đồng thời, Petrovietnam cũng là doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024.
Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Petrovietnam ở mức BB+, mức ngang bằng với mức tín nhiệm quốc gia, trong nhiều năm liên tiếp. Ngoài ra, Petrovietnam cũng thiết lập kỷ lục 16 năm liên tiếp góp mặt trong Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 6 lần dẫn đầu Top Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
-
PUFFTECH - Chiếc áo khoác thế hệ mới của Uniqlo
-
VPBank mang nhiều trải nghiệm đẳng cấp đến khách hàng cao cấp
-
Officetel Eurowindow River Park giải bài toán văn phòng cho giới khởi nghiệp
-
Thương hiệu gia dụng hàng đầu Bear tham dự triển lãm Quốc tế Thiết bị Điện tử & Thiết bị thông minh Việt Nam IEAE Hanoi 2024
Tin khác
- kệ kho vải
- Cho thuê nhà xưởng
- Chủ đề phong thủy đời sống Sổ bán hàng