SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Ông Nguyễn Đình Thắng: Lĩnh vực tài chính phải đi đầu trong việc chuyển đổi số

11:59, 05/09/2021
(SHTT) - Tại buổi Digital Transformation Live Friday với chủ đề “Kinh tế số - vắc xin hay động lực tăng trưởng”, ông Nguyễn Đình Thắng - nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng, trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế, các tổ chức tài chính là đội quân đi đầu của hệ thống doanh nghiệp.

Theo ông Thắng, các công ty trong lĩnh vực Fintech của ngành tài chính đã tạo ra ví điện tử, các ứng dụng thanh toán, nổi lên như momo, vnpay có thể mua hàng, thanh toán dưới hình thức online.

Bên cạnh, các ngân hàng với tiềm lực có sẵn như tiền và hạ tầng công nghệ cũng đang đi đầu trong chuyển đổi số. Ngân hàng hiện đang đưa nhiều công nghệ vào để hỗ trợ tốt nhất, nhiều nhất trong các ứng dụng thanh toán. Ví dụ khách hàng có thể mở tài khoản từ xa, lấy một thẻ mềm và thực hiện chuyển khoản mà không cần thiết đến trực tiếp trụ sở.

“Nhưng đây chưa phải là ngân hàng số, mà mới chỉ là một phần thôi. Nhiều ngân hàng của chúng ta hiện nay vẫn đang ở 1.0 trong cuộc cách mạng ngân hàng số”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, các ngân hàng phát hành trên internet banking gồm tích hợp thanh toán, chuyển khoản, mở thẻ, phát hành thẻ cũng chỉ mới là 2.0. Ngân hàng 3.0 là khi khách hàng không cần đến trực tiếp, ngồi ở đâu cũng có thể thực hiện các hoạt động tài chính qua ngân hàng; 4.0 là trải nghiệm cá thể hóa và hiện chưa có một ngân hàng nào trên thế giới bước đến 4.0 hoàn chỉnh.

ong-nguyen-dinh-thang1-125639

 Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. 

“Một số ngân hàng tại Việt Nam mới chỉ là mon men hợp kênh 2.0, một số dịch vụ đang định hướng lên 3.0. LienVietPostBank tới đây sẽ cho vay thấu chi online, một trong những giải pháp để hạn chế tín dụng đen”, ông Thắng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Chính phủ hiện cũng đang thúc đẩy số hóa hệ thống ngân hàng, điển hình như mobile money ra đời sẽ phổ cập tài chính số đến người nghèo, người khó khăn.

Theo đó, hiện một bộ phận lớn người dân ở vùng sâu, vùng xa không có tài khoản ngân hàng, nhưng có điện thoại di động. Mobile money có thể hỗ trợ để người dân thanh toán. Ông Thắng khẳng định, với tiềm lực công nghệ hiện nay, Việt Nam làm được điều này.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc chuyển đổi số lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển khoản với nhau, nhưng ví điện tử thì không. Ví của hãng này không chuyển sang được ví hãng khác, khác ngân hàng không thể chuyển tiền vào ví. Cụ thể, có 2 loại ví điện tử, ví được phát hành bởi ngân hàng không giới hạn, vì ngân hàng đã có sẵn thông quan qua Napas. Trong khi đó, ví điện tử của các công ty Fintech bị hạn chế theo luật của Ngân hàng Nhà nước, chỉ cho phép nạp vào và tiêu dùng trong số tiền đã nạp.

“Mỗi ví điện tử có một thế mạnh riêng, nếu chúng ta làm hệ thống phát hành mọi ví đều nhìn thấy nhau, có thể chuyển khoản cho nhau sẽ rất tốt. Nhưng hiện nay các hệ thống tài chính vẫn chưa làm được”, ông Thắng nói.

Ông Thắng khẳng định, lĩnh vực tài chính phải đi trước một bước trong chuyển đổi số, kéo theo một loạt các doanh nghiệp chuyển đổi theo, làm cái lõi cho nền kinh tế số.

Chuyển đổi số giúp mã hóa được tài sản

Ông Lương Hoàng Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo nhận định, các nước phát triển trên thế giới đã đi trước Việt Nam nhiều năm trên nền tảng kinh tế tri thức, phát triển ra hệ thống các công nghệ khác nhau trong đó có nền kinh tế số.

luong-hoang-hung-125900

Ông Lương Hoàng Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo. 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao tầm quan trọng của các tài sản số hóa, được bảo vệ quyền lợi của các cá nhân.

Theo đó, công nghệ blockchain có thể giúp mã hóa các tài sản hiện hữu, tài sản trí tuệ. Đây gần như là bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu tài sản trí tuệ, các sáng chế, nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp.

“Ví dụ một bức tranh của các họa sĩ, khi mã hóa bằng công nghệ blockchain sẽ không thể sao chép được. Đoạn mã sẽ được giữ trong ví của người sở hữu mà không ai sao chép. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo vệ gần như là tuyệt đối, trừ khi bị mất ví”, ông Hưng nhận định.

Theo ông Hưng, các cá nhân, doanh nghiệp, nhà sáng chế có thể bảo vệ được quyền lợi của mình, thông qua áp dụng công nghệ số. Ngoài ra, còn có thể góp phần nâng cao giá trị tài sản, tạo giá trị thặng dư cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay các cá nhân trong mọi lĩnh vực.

Minh Tuệ

Tin khác

Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 13 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Liên kết hữu ích