SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Ông Hoàng Thắng: Chân dung người đàn ông sáng chế ra bếp lò tiết kiệm củi

07:35, 12/02/2020
(SHTT) - Sáng chế chiếc bếp lò đa năng di động tiết kiệm củi của ông Hoàng Thắng được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như tiết kiệm được khoảng 60% củi so với bếp kiềng thường.

Người đàn ông được nhắc đến chính là ông Hoàng Quang Thắng, sinh năm 1959, đường Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Sau nhiều năm tự mày mò nghiên cứu, thử nghiệm, ông đã cho ra đời chiếc bếp đun củi như ý. Chiếc bếp củi này có thể tận dụng mọi thứ để đốt như: mùn cưa, rơm rạ, lõi ngô, các đầu mẩu cây que... đặc biệt là tiết kiệm được từ 50 đến 60% chất đốt, so với bếp thường.

Chia sẻ về sự ra đời của chiếc bếp đun củi này, ông Thắng cho hay ông sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Long Đống, huyện Bắc Sơn. Lớn lên ông đi thoát ly, tham gia nhiều ngành nghề khác rồi được nghỉ theo chế độ.

ong hoang thang sang che

 Ông Hoàng Thắng: Chân dung người đàn ông sáng chế ra bếp lò tiết kiệm củi

Sau đó, ông cùng vợ con sinh sống tại TP.Lạng Sơn. Mỗi lần có dịp về quê, ông vẫn thấy bà con trong làng dùng những bếp trần và thường ngày phải lên rừng kiếm củi về đun nấu. Vì vậy, nhiều khu rừng đã bị chặt hạ, người dân phải đị bộ cả một buổi sáng mới kiếm được gánh củi, nhưng chỉ đun được một hai ngày lại hết và rồi cuộc sống cứ lại xoay vần như vậy mãi...

Vì vậy ông ấp ủ suy nghĩ về việc chế tạo ra một sản phẩm độc quyền, tiện lợi phục vụ đời sống của người dân ở các vùng nông thôn. 

Qua tìm hiểu trên thị trường, ông Thắng nhận thấy hầu hết các cửa hàng đều bán bếp đun than tổ ong, bếp lò đun than…, các bếp này đều không đốt được củi hoặc tận dụng rơm, rạ, lõi ngô, cây ngô… ở nông thôn có sẵn. Sau một thời gian tự tìm tòi về nguyên lý và cơ chế hoạt động của các loại bếp trên mạng, đến năm 2012, ông bắt tay vào thực hiện chiếc bếp lò đầu tiên, nhưng khi đưa vào thử nghiệm lại không đạt hiệu quả như mong muốn.

Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và khắc phục sản phẩm của mình. Từ năm 2012 đến năm 2015, sản phẩm bếp lò của ông phải qua 4 lần cải tiến mới hoàn thiện với nhiều tính năng ưu việt như: giảm chất đốt, giảm khói bụi, bếp có bộ phận chống nóng vỏ lò và giữ nhiệt cho lò bằng tro bếp, có hai cửa cho củi vào đốt.

Được biết, chiếc bếp củi đa năng di động này gồm 6 bộ phận: chân lò, thân lò, kiềng chính, kiềng phụ, bát lò và sàng lò. Điều đặc biệt là các bộ phận này có thể tháo rời và di chuyển ở bất cứ nơi nào trong nhà nên rất tiện lợi; khi các bộ phận hỏng có thể thay thế riêng từng bộ phận nên đỡ được chi phí. Ngoài ra, bếp được đúc 100% bằng gang nên độ giữ và chịu nhiệt rất tốt với độ bền lên đến hơn 20 năm

Ông Hoàng Thắng mong muốn nếu được nhà nước hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp để sản xuất loại bếp đun củi này, thì sẽ hạn chế phần nào cho bà con nông dân ở các vùng quê bớt được nạn chặt phá rừng và kể cả ở thành phố sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân tận dụng được mọi thứ vật liệu để đun nấu.

Vân Anh

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.