SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Nút giao Cổ Linh 400 tỉ đồng sẽ mở cửa ngõ phía Đông Hà Nội

06:00, 10/01/2021
(SHTT) - Sự xuất hiện của nút giao Cổ Linh, kết hợp với hệ thống hạ tầng và những đại đô thị, khiến khu vực phía Đông Hà Nội trở thành tâm điểm không chỉ của Thủ đô mà cả vùng 'tam giác vàng' Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.

Tạo lực đẩy cho kinh tế xã hội toàn thành phố

Dự án nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án được quan tâm ngay từ những ngày đầu khởi công (tháng 1/2020). Tuyến đường có chiều dài 1,5 km với tổng mức đầu tư hơn 400 tỉ đồng nằm trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm, nối đường Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Là công trình giao thông hiện đại nhất thành phố với 6 đường dẫn giúp kết nối một loạt các tuyến lưu thông huyết mạch như Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh trì, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nút giao không chỉ là cánh cửa nối trực tiếp huyện Gia Lâm với quận Long Biên mà còn nhiều vùng lân cận.

Trước đây, toàn bộ các phương tiện từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi vào đường Cổ Linh hay cầu Vĩnh Tuy gần như không có đường hoặc phải sử dụng những con đường tạm. Ngược lại, từ cầu Thanh Trì đi về phía quận Long Biên, tất cả sẽ phải đi tới nút giao ở cách đó rất xa để rẽ vào Cổ Linh. Với dự án mới, tất cả những vấn đề trên sẽ được giải quyết.

Theo ghi nhận, sau hơn 12 tháng thi công, dự án đã chính thức được đi vào hoạt động từ 9/1/2021, sau khi những công đoạn cuối cùng như sơn kẻ vạch, lắp phản quang, hệ thống lan can, biển báo.. được hoàn thành.

Dự án nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ giúp kết nối một loạt các tuyến lưu thông huyết mạch.

"Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ là chìa khóa mở rộng cánh cửa khu vực phía Đông, khơi thông việc di chuyển vào nội đô Hà Nội, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn thành phố", chuyên gia quy hoạch Bùi Đình Trường (Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Việt Nam) nhận định.

Giao lộ sôi động nhất khu vực phía Bắc

Nhìn rộng hơn, theo ông Trường, nút giao Cổ Linh đặt trong mảnh ghép hạ tầng với dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ vẽ nên một bức tranh lớn. Cụ thể, khi cầu Vĩnh Tuy được mở rộng thêm 4 làn lưu thông, kết hợp với nút giao Cổ Linh đã hoàn thiện, trục đường nối trung tâm Hà Nội ra phía Đông, kết nối với các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ thông suốt hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, nhìn vào bản đồ quy hoạch, khi cầu Thăng Long vừa chính thức thông xe những ngày đầu tháng 1, tuyến đường Vành đai 3, cùng với sự xuất hiện của nút giao 400 tỉ đồng vừa hoàn thành đã làm nên một trục kết nối hoàn thiện, không chỉ vùng tam giác vàng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mà còn với các "thủ phủ" công nghiệp lớn nhất cả nước như Bắc Ninh, Hưng Yên.

"Đó là là điều kiện để đẩy khu vực phía Đông Hà Nội trở thành động lực của thủ đô, thậm chí là của cả khu vực kinh tế lớn của các tỉnh phía Bắc", ông Trường đánh giá.

Ông Trường cũng nhận định, khu vực phía Đông Hà Nội đã được chuẩn bị tốt trong những năm qua với sự thay da đổi thịt của hệ thống hạ tầng. Một trong những nguyên nhân góp phần vào sự thay đổi ấy, như đánh giá của GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, là sự xuất hiện của những đại đô thị tầm cỡ ở khu vực này.

Làn sóng dịch chuyển đang đổ về khu vực phía Đông Hà Nội với sự xuất hiện của những đại đô thị như Vinhomes Ocean Park

Sự góp mặt của những dự án lớn như Vinhomes Ocean Park đã kéo theo hệ sinh thái khổng lồ, từ trường học tới bệnh viện tới trung tâm thương mại cùng vô vàn tiện ích khác, góp vào “tô sáng” bức tranh chung của khu phía Đông Hà Nội.

Mới đây, Vincom Mega Mall Ocean Park, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất trong hệ thống Vincom khai trương, đã thu hút hàng nghìn người, bao gồm cả những người dân ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng,... đổ về đây.

Cùng cả vạn cư dân đã về khu vực này sinh sống, làn sóng dịch chuyển dân cư về khu vực phía Đông đang phát triển ngày một mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia đánh giá, khi một loạt công trình nghìn tỷ đang được khởi động như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, khu vực phía Đông Hà Nội chắc chắn sẽ là giao lộ sông động nhất của cả khu vực phía Bắc trong những năm tới.

Trang B

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 13 giờ trước
(SHTT) - Nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững trên địa bàn. Trong bảo vệ môi trường, việc quản lý chất thải rắn phát sinh được chú trọng.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Những kết quả đạt được trong quý I đang tạo niềm tin, khí thế, động lực cho tỉnh Thanh Hóa để hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Trong Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch huyện đảo Cô Tô đến năm 2025, huyện Cô Tô xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đảm bảo tính bền vững.
Trong nước 1 ngày trước
Được chế tác thủ công và mạ vàng thật, cúp Rồng vàng đang là điểm nhấn và thu hút sự chú ý tại giải GolfViet Spring Cup 2024.
Liên kết hữu ích