Nước nhiễm xạ ở nhà máy Fukushima Daiichi nguy hại như thế nào?
Sau thảm họa xảy ra vào năm 2011, trong suốt những năm qua, hàng chục nghìn tấn nước đã được bơm vào và lưu trữ trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) để làm mát lõi nhiên liệu. Sau 9 năm, diện tích lưu trữ đang ít dần, và chính phủ Nhật Bản vẫn phải chật vật tìm cách xử lý nước nhiễm xạ.
Bộ Môi trường Nhật Bản, cho rằng giải pháp duy nhất là đổ số nước này xuống biển. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ nhiều nhà vận động môi trường và đại diện ngành ngư nghiệp và bị thông báo hoãn lại vào hôm 23/10.
Trong báo cáo hôm 23/10, tổ chức Hòa bình Xanh cho biết ngoài carbon-14, nước thải ở Fukushima còn chứa đồng vị tritium. Shaun Burnie, tác giả bản báo cáo kiêm chuyên gia hạt nhân cao cấp của tổ Chức Hòa bình Xanh tại Đức, cho biết có tổng cộng 63,6G Bq (gigabecquerel) đồng vị carbon trong các bể chứa. Cùng với nhiều đồng vị phóng xạ khác, đây là mối đe dọa tồn tại hàng nghìn năm, có thể gây tổn thương di truyền.
Tổ chức này cũng cho biết, hiện đang có tới 1,23 triệu tấn nước lưu trữ ở nhà máy sau thảm họa năm 2011 chứa lượng đồng vị phóng xạ carbon-14 ở mức nguy hiểm và nhiều đồng vị có hại khác. Họ khẳng định việc đổ số nước nhiễm xạ này xuống Thái Bình Dương sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho cộng đồng và môi trường.
Chia sẻ với truyền thông, phát ngôn viên của TEPCO, mật độ carbon-14 trong nước đã qua xử lý là khoảng 2 - 220 becquerel/lít khi đo trong bể chứa. Takanori cho rằng ngay cả khi uống liên tục hai lít nước mỗi ngày, mức độ tiếp xúc hàng năm với chất phóng xạ chỉ vào khoảng 0,001 - 0,11 millisieverts, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
TEPCO cho biết sẽ tiếp tục tiến hành xử lý thứ cấp để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn về xả thải để đảm bảo lượng chất phóng xạ trong nước, bao gồm carbon-14, ở mức thấp nhất có thể.
An An
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- hộp giảm tốc trục vít Dolin Đài Loan
- Công ty xe nâng điện