SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nước Anh đang “nuôi” thịt hun khói trong phòng thí nghiệm

09:01, 23/03/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học nước Anh đã tham gia vào cuộc đua sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm thay vì chăn nuôi động vật để lấy thịt theo cách truyền thống.
_100119148_80cc55ee-4472-4fba-8933-fdbbc2ea07f4

 Các nhà khoa học đang nuôi trồng thịt gà, lợn và các loại gia súc từ mô động vật

Mới đây, các nhà khoa học tại trường Đại học Bath, nước Anh đã nuôi cấy thành công các tế bào động vật bằng cỏ trong phòng thí nghiệm. Nếu quy trình này được thực hiện với quy mô công nghiệp, có thể một ngày nào đó các “tín đồ” của thịt sẽ được thoải mái thưởng thức các loại thịt mà không cần phải giết mổ động vật.

Các nhà nghiên cứu cho biết Vương quốc Anh có thể thúc đẩy công nghệ mới này bằng cách ứng dụng chuyên môn của họ trong các lĩnh vực về y học và kỹ thuật. Cho tới nay, loại thịt “made-in phòng thí nghiệm” vẫn chưa được bày bán công khai. Tuy vậy, Just, một công ty của Mỹ, cho biết trong tương lai, một số nhà hàng sẽ sớm phục vụ món gà chiên cốm được nuôi cấy từ các tế bào lấy từ lông của một con gà sống do công ty này sản xuất.

Kỹ sư hóa học, tiến sĩ Marianne Ellis của trường Đại học Bath, coi thịt nhân tạo “nguồn protein thay thế mới của thế giới”. Một ngày nào đó, các tế bào thịt lợn đang được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của cô sẽ trở thành món thịt hun khói ngon lành.

_100127038_e39443e7-6d7b-4e11-8bcf-160d2419c8d8

 Các khối thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm ở Bath

Nick Shorten, một sinh viên cao học tại trường Đại học Aberystwyth cho biết, trong tương lai, chúng ta có thể lấy mô từ một con lợn, sau đó phân lập tế bào gốc, phát triển thêm nhiều tế bào từ tế bào chủ đó, rồi đưa chúng vào lò phản ứng sinh học để những tế bào này có thể phát triển hàng loạt. “Con lợn bị lấy mô vẫn sẽ tiếp tục sống tốt trong khi chúng ta vẫn có thật nhiều thịt hun khói để ăn”. Sẽ phải mất nhiều năm nghiên cứu để có thể làm cho miếng thịt nhân tạo có mùi vị và kết cấu giống như thịt hun khói thật.   

_106017213_rotten1

Năm 2013, chiếc hamburger kẹp thịt nhân tạo đầu tiên có giá €250,000 euro (gần 7 tỷ VND) được tạo ra bởi một nhóm các nhà khoa học Hà Lan 

3-0724

 Tháng 12 năm 2018, một startup người Israel sản xuất thành công món bò bít tết nuôi trồng trong phòng thí nghiệm. Dải thịt mỏng và nhỏ này có giá 50$ (khoảng 1 triệu VND)

Scott Allan, một sinh viên cao học tại khoa kỹ thuật hóa học cho biết: “Về cơ bản mà nói, thay vì cho bò ăn cỏ rồi sau đó con người lại ăn thịt bò thì tại sao chúng ta không trực tiếp ăn cỏ luôn? Chúng tôi sử dụng cỏ để dựng khung cho các thớ thịt phát triển”.

Capture

 

Richard Parr, giám đốc điều hành ban châu Âu của Viện Thực phẩm Tốt, một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm thay thế cho sản phẩm nông nghiệp truyền thống, cho biết sản xuất thịt nhân tạo sử dụng ít đất và nước hơn, thải ra ít khí CO2 hơn so với thịt thông thường, không cần phải giết mổ hàng triệu con vật và giúp phòng chống các loại vi khuẩn kháng kháng sinh cũng như vấn nạn thực phẩm bẩn. "Nó cũng là một cơ hội kinh doanh báu bở mà các doanh nghiệp, các trường đại học và chính quyền nên nắm bắt để hỗ trợ cũng như đầu tư vào”.

10708460-5206610-e84ab1837042e1572cd869eb46e3e0570a38b473-1500-1-1551272096-728-1f301f8686-1552309735

Chúng ta có thể giảm thiểu lượng khí thải CO2 bằng cách giảm lượng tiêu thụ các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt cừu

Theo bà Marianne Ellis, hầu hết các phân tích đều cho thấy sản xuất thịt nhân tạo giúp làm giảm đáng kể khí nhà kính cũng như nước và diện tích đất canh tác, tuy nhiên lượng năng lượng cần sử dụng thì vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khí hậu hơn là thịt thông thường.  

16x9-1280x720-using-citrus-oils-product-blog

Tiến sĩ Marianne Ellis là người dẫn dắt cho dự án này

Thịt “made-in phòng thí nghiệm” dường như sẽ không được bày bán rộng rãi trong vòng ít nhất là năm năm tới. Cần phải biết được liệu người dân có muốn ăn nó hay không. Tuy nhiên các cuộc khảo sát ở Anh cho thấy 20% số người được hỏi cho biết họ sẽ ăn loại thịt này, 40% sẽ không ăn và số còn lại vẫn chưa quyết định, trong đó những người trẻ tuổi, những người sống ở thành thị và những người khá giả có vẻ cởi mở hơn về vấn đề này.

Chris Bryant, nhà tâm lý học tại đại học Bath, cho biết ba vấn đề chính cần cải thiện đó là giá cả, hương vị và vấn đề an toàn thực phẩm. Ông cho biết an toàn thực phẩm là điều khó giải quyết nhất vì mọi người vốn có quan niệm sai lầm rằng thực phẩm tự nhiên mới là tốt còn thực phẩm nhân tạo thì không tốt. Dù sao thì, người tiêu dùng sẽ là khách hàng cuối cùng đánh giá thịt nhân tạo sẽ thành công hay chỉ là một sự thất bại.

Thùy Tiên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 phút trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) mới đây đã phát đi thông tin triệu hồi đối với mẫu xe điện bán tải ấn tượng của Tesla. Nguyên nhân được thông báo là do bộ phận bàn đạp ga bị lỗi có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
PGS.TS.BS Hà Xuân Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - khẳng định: “Đổi mới sáng tạo trong y tế là khó khăn nhất vì liên quan nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ lẫn sinh mạng con người. Bệnh viện 199 là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này”.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện ra lượng ô nhiễm chì đe dọa tới tính mạng con người do chất thải pin được quản lý không đúng cách.