SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Nóng vụ thuốc ung thư than tre Vinaca "lộng hành": Ai cấp phép, trách nhiệm từ đâu?

14:00, 14/04/2018
(SHTT) - Vụ thuốc ung thư làm từ than tre của Vinaca bị phanh phui đã khiến dư luận phẫn nộ, bàng hoàng. Từ việc cấp phép khó hiểu đến việc để sản phẩm này được quảng cáo rộng rãi trên thị trường, câu hỏi được đặt ra là: Trách nhiệm từ đâu, ai cấp phép, ai thổi phồng?

Đến thời điểm hiện tại, Sở Y tế Hải Phòng đã quyết định cấm lưu hành tất cả các sản phẩm mang tên Vinaca đã chứng nhận cho Công ty TNHH Hồng An Phong (xã Hồng Phong, huyện An Dương, Hải Phòng).

Nhập nhèm việc cấp phép

Theo thông tin được đăng tải trên báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Sơn - Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết: Công ty TNHH Hồng An Phong có hồ sơ gửi Sở Y tế xin chứng nhận cho 6 sản phẩm hóa mỹ phẩm gồm Vinaca Vi5, Vinaca ung thư CO3.2, Baby Vinaca Vi6, Vinaca Activated Carbon đa dụng, Vinaca vi lượng và Vinaca đa dụng.

Ở đây có một sự khó hiểu: Sản phẩm của công ty xin cấp phép là mỹ phẩm nhưng tên sản phẩm cũng như thành phần, công dụng khiến người tiêu dùng nhầm tưởng là thuốc hay thực phẩm chức năng.

vinaca

 

Ngay trên trang thông tin của doanh nghiệp http://vinaca.vn/, sản phẩm Vinaca ung thư CO3.2 được quảng cáo: “Sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư số 1 thế giới”. Ngay trong phần hướng dẫn sử dụng cũng ghi rõ: Thành phần tinh chất nano carbon, tinh chất nghệ nano, cao sắc… Công dụng: Hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu, viêm loét dạ dày, tá tràng… Đây là sản phẩm dạng viên uống.

Ông Sơn cũng cho biết, theo quy định, những DN sản xuất hóa mỹ phẩm được quyền công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình, sở chỉ cấp giấy chứng nhận trên hồ sơ DN cung cấp. Về việc DN tự đặt tên là “Vinaca ung thư CO3.2”, là cách DN đặt tên gọi cho sản của mình, luật không cấm.

Lợi dụng việc đặt tên, Cty TNHH Vinaca đã lập lờ rằng đây là sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh ung thư, rồi lấy than tre đóng gói thành viên thuốc hỗ trợ chữa bệnh ung thư, bán ra thị trường.

Sự thực là, 6 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận là hóa mỹ phẩm (không phải thực phẩm chức năng) cho Công ty Hồng An Phong (huyện An Dương), nhưng Công ty này không sản xuất các sản phẩm này, mà chỉ thực hiện mỗi công đoạn đốt tre, nứa, gỗ để cung cấp tro cho Công ty TNHH Vinaca (quận Kiến An). Cty Vinaca không những chỉ sản xuất các sản phẩm được cấp chứng nhận cho Công ty Hồng An Phong (các sản phẩm hóa mỹ phẩm), mà còn sản xuất thực phẩm chức năng (Vinaca CO3.2 ung thư) và giới thiệu là thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh ung thư.

Một chuyên gia trong lĩnh vực dược chia sẻ: Trong phần ghi công dụng, sản phẩm Vinaca ung thư CO3.2 nêu hàng loạt tác dụng. Ngay cả thực phẩm chức năng cũng không được sử dụng từ "hỗ trợ điều trị" trong phần giới thiệu công dụng, nếu không có nghiên cứu lâm sàng. Trong khi đó, những sản phẩm này được đăng ký là mỹ phẩm!?

vinaca 1

 

Cũng theo vị chuyên gia này, mỹ phẩm là dùng để bôi bên ngoài da, nhưng những sản phẩm được cơ quan chức năng phát hiện lạ ở dạng viên, sản phẩm dùng qua uống thì không thể là mỹ phẩm. Hơn nữa, chính tên sản phẩm đã gây hiểu lầm, khó hiểu cho người tiêu dùng: Mỹ phẩm lại mang tên thuốc ung thư, dạng bào chế? Vậy mà sở vẫn cấp phép là mỹ phẩm thì đúng là giết người. Dạng bào chế và công dụng như nêu trong thành phần nếu đăng ký phải là thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ cấp phép cho các công dụng theo quy định pháp luật và theo hồ sơ chứng minh công dụng.

Sản phẩm Vicana lộng lành, ai chịu trách nhiệm?

Trong khi đó, trên thị trường các sản phẩm của Công ty TNHH Vinaca vẫn tung hoành. 

Việc quảng cáo này là công khai, khiến bất cứ ai tiếp nhận thông tin cũng nhầm tưởng Vinaca ung thư CO3.2 là thuốc hay thực phẩm chức năng nhưng không bị phát hiện, xử lý? Bày tỏ sự nghi ngờ, khó hiểu của mình khi cho rằng muốn lưu hành những sản phẩm này trên thị trường phải có hàng loạt thủ tục, giấy tờ và kiểm định sản phẩm (chất lượng, hàm lượng, công dụng, tác dụng.... Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi làm thế nào những sản phẩm trên lưu hành trong thời gian dài mà không ai biết? Ngoài những người tán tận lương tâm sản xuất, bán sản phẩm giả phải trả giá cho hành vi lừa đảo của mình thì liệu còn ai chịu trách nhiệm?

Như đã đưa tin trước đó, Công an quận Công an quận Kiến An (Hải Phòng) và Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng đã kiểm tra đột xuất cơ sở do Đào Thị Chúc (sinh năm 1994, trú tại tổ Tiến Bộ, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) làm chủ và phát hiện công nhân đang cho bột than tre vào vỏ thuốc con nhộng. 

Quá trình kiểm tra, lực lượng công an xác định cơ sở có 10 công nhân thường xuyên làm việc với các công đoạn tạo viên nang, dán nhãn sản phẩm, đóng gói sản phẩm dưới sự quản lý của bà Đào Thị Chúc.

vinaca 2

 

Các sản phẩm được dán nhãn, đóng gói gồm: sản phẩm Vinaca Vi5 (loại 874nl), Vinaca ung thư CO3.2, Baby Vinaca Vi6, Vinaca Activated Carbon đa dụng, Vinaca vi lượng (nhỏ mũi), Vinaca đa dụng và một số chất bột cùng chất lỏng không nhãn mác khác. 

Tại thời điểm kiểm tra, Đào Thị Chúc không xuất trình được các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu và hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, hàng hóa tại cơ sở. 

Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành thu giữ số lượng lớn số hàng hóa, sản phẩm liên quan và xử phạt Công ty này 44 triệu đồng về các hành vi vi phạm.

Công an quận Kiến An đã có công văn gửi Sở Y tế Hải Phòng về việc đề nghị xác minh, cung cấp hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ công bố mỹ phẩm của các sản phẩm nói trên. 

Sở Y tế Hải Phòng đã cấp số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm, gồm: Vinaca Carbon đa dụng; tẩy mùi hôi cơ thể; ung thư Vi3, tẩy mùi hôi cơ thể Vi4; baby Vi6; tỉnh táo Vi7 lái xe, học tập căng thẳng, mệt mỏi.

Các sản phẩm này do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng An Phong, do ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng An Phong, ở thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, An Dương sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. 

Công an quận Kiến An tiến hành làm việc với ông Nguyễn Văn Tuấn. Cụ thể, ông Tuấn có thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng An Phong, nhưng không hoạt động sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm.

Qua mối quen biết xã hội, đầu năm 2016, ông Tuấn cho Nguyễn Xuân Thu (sinh năm 1981, ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội), là chồng của Đào Thị Chúc mượn giấy tờ pháp nhân của công ty, còn Thu làm gì thì ông Tuấn không biết. Sau đó, Thu nhờ Tuấn đốt các loại tre nứa để lấy tro và nghiền thành bột mịn và gửi cho Thu. 

Đào Thị Chúc khai nhận, toàn bộ quy trình sản xuất và nguyên liệu sản phẩm, Chúc bắt đầu làm từ đầu năm 2017, theo sự chỉ đạo của chồng là Nguyễn Xuân Thu, là Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinaca. Các loại thực phẩm chức năng và hóa mỹ phẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinaca được sản xuất theo công nghệ “bí mật” của Vinaca, làm từ nguyên liệu màu đen, đó là tre nứa đốt thành than sau đó nghiền thành bột, đóng thành các viên nang hoặc hòa với nước, rồi đóng gói và bán ra thị trường.

Hạ Linh (t/h)

Tin khác

Pháp luật 45 phút trước
(SHTT) - Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.