SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Nông nghiệp tỉnh Bình Dương phát triển mạnh nhờ ứng dụng công nghệ cao

11:56, 21/05/2022
Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương phát triển mạnh nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đến nay, tỉnh có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao, là địa phương có nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao nhất cả nước.

Ngày 20/5, tại Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức hội thảo khoa học “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương”.

Hội thảo nhằm chào mừng Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam, chào mừng những thành tựu 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân. Đặc biệt, đây là hoạt động quan trọng nhằm chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

5 vấn đề phát triển công nghệ cao

Tại hội thảo, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo khoa học của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Đồng thời, Bộ cũng đánh giá cao các thành quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hiện nay, Bình Dương có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao, là địa phương có nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao nhất cả nước.

1223445

 PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng, với tiềm lực và quyết tâm của mình, Bình Dương sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Từ khu vực Bình Dương, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt gợi ý 5 vấn đề để tiếp tục bàn luận để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước: 

Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách chung bởi vì việc triển khai nông nghiệp công nghệ cao còn chưa đồng bộ thời gian qua; tăng cường bảo hộ và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, cũng như khai thác tốt hơn tài sản trí tuệ; tận dụng ưu thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước để tăng cường xuất khẩu nông sản; nâng cao năng lực hấp thụ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho nông dân, chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp; hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp sẽ là điểm đột phá cho nền nông nghiệp. Cần tạo điều kiện tốt hơn cho việc hình thành phát triển lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng, với tiềm lực và quyết tâm của mình, Bình Dương sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và giải quyết tốt được mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Đạt nhiều thành tựu nhờ ứng dụng công nghệ cao

Đánh giá về thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết dù tỷ trọng giảm nhưng nông nghiệp Bình Dương vẫn được chú trọng phát triển, tốc độ tăng trưởng ổn định, giai đoạn 1997-2020, bình quân tăng 2,93%/năm.

12344545

 Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nói chung và các chính sách liên quan khác nói riêng, nhất là việc đồng bộ giữa các chính sách; những vấn đề như: Nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương, thực trạng và định hướng phát triển; vai trò của Khoa học công nghệ trong nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương…

Quy mô giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành tăng dần, từ 1.424 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 23.949 tỷ đồng năm 2021 (tăng gấp 16,81 lần năm 1997).

Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

Cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh được chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao; liên kết theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Quy mô giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng dần từ 219 tỷ đồng năm 1997, lên 24.189 tỷ đồng năm 2021 (tăng 23.970 tỷ đồng so với năm 1997), chiếm tỷ trọng 56,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công ty, trang trại chăn nuôi tư nhân là điểm sáng trong việc áp dụng chăn nuôi công nghệ cao như: Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam, Hệ thống trại Chăn nuôi Vĩnh Tân, Công ty cổ phần 3F Việt…

1134556778

Mô hình dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của Công ty Nông nghiệp U&I.

Ngoài ra, còn có 3 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn (Công ty Cổ phần Anova Agri Bình Dương, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng, Công ty TNHH Ba Huân).

Cây công nghiệp lâu năm được xem là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, bình quân giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ lệ gần 90% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chiếm 43% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 5763ha với nhiều loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối…

Toàn tỉnh có khoảng 80 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm của tỉnh đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao.

Theo TS. Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã vận dụng sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

11234

Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ cho 10 cá nhân; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 1 doanh nghiệp. 

Bình Dương đồng thời lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm chìa khóa bứt phá nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

"Với quan điểm sáng tạo, linh hoạt; ngành khoa học và công nghệ đã hỗ trợ, giúp ngành nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo đà bứt phá trong thời gian qua", TS. Long nói.

Ông Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương nhận định, hội thảo đã mang tính thực tiễn gần gũi với đời sống, người dân, nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời tiếp thu và ghi nhận những ý kiến, kiến nghị, khuyến cáo của các chuyên gia, nhà khoa học, người dân.

Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, nên chăng thành lập khu công nghiệp theo vùng để bảo quản, chế biến, đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa ra thế giới. Đồng thời là nơi để các nhà nghiên cứu khoa học đến nghiên cứu, đóng góp cho khoa học và cho ngành nông nghiệp.

Từ đó, ông yêu cầu cần đào tạo, kết nối với các doanh nghiệp, viện, trường, đào tạo thực hành cho nông dân, tại các nơi sản xuất ứng dụng công nghệ cao; dành nguồn lực về đào tạo cho nông nghiệp công nghệ cao.

Cũng trong hội thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ cho 10 cá nhân; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 1 doanh nghiệp.

Quang Hải – Hoàng Hải

Tin khác

Trong nước 10 giờ trước
Được chế tác thủ công và mạ vàng thật, cúp Rồng vàng đang là điểm nhấn và thu hút sự chú ý tại giải GolfViet Spring Cup 2024.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang nước này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP lớn của cả nước, trong đó có nhiều sản phẩm được đông đảo khách du lịch biết đến, tin dùng. Thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo để những sản phẩm OCOP được vươn tầm ra quốc tế.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Hiệp hội bất động sản Việt Nam bình chọn Dự án của Văn Phú - Invest lọt top 5 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng năm 2024.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” nhằm khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ thanh niên, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập tại các địa bàn dự án triển khai.